Giá ôtô bao giờ giảm?

Giá xe ôtô của các liên doanh trong nước sẽ giảm xuống, đó vẫn chỉ là ước mơ đối với phần đông người tiêu dùng
Cơ quan thuế nên xem xét giảm thuế đến mức nào đó để vẫn đảm bảo được nguồn thu, không gây ra đột biến ách tắc giao thông, mà người tiêu dùng đỡ bị thiệt - Ảnh: Đức Thọ
Cơ quan thuế nên xem xét giảm thuế đến mức nào đó để vẫn đảm bảo được nguồn thu, không gây ra đột biến ách tắc giao thông, mà người tiêu dùng đỡ bị thiệt - Ảnh: Đức Thọ

Giá xe ôtô của các liên doanh trong nước sẽ giảm xuống, đó vẫn chỉ là ước mơ đối với phần đông người tiêu dùng.

Bộ Tài chính đã giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ 80% xuống 70% và mặc cho những chỉ trích mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng trên công luận thời gian gần đây.

Trên thực tế, các liên doanh chẳng hề có lý do “buộc phải giảm giá” xe do mình sản xuất, bởi họ chẳng phải chịu áp lực nào cả, nhất là khi khách hàng vẫn đang xếp hàng dài để chờ đợi mua được xe.

Trong khi đó, các nhà thương mại chẳng nhập khẩu những loại xe mà các liên doanh trong nước đang sản xuất. Lập luận đơn giản nhất trong trường hợp này là, mức thuế tuyệt đối được quy định tính trên công suất động cơ, bất kể nhãn hiệu nào. Vậy nên, nhà nhập khẩu nào cũng chỉ nhăm nhe nhập dòng xe cao cấp để bán kiếm lãi lớn cho “bõ một công” đánh hàng.

Việc chỉ có Mercedes-Benz Việt Nam quyết định giảm giá bán xe của mình hay đưa ra những model mới với giá khá hấp dẫn, như C - Class cũng do nguyên nhân duy nhất là, các xe của nhà sản xuất này bị cạnh tranh trực tiếp với các dòng xe cao cấp nhập khẩu nguyên chiếc đang về ngày một nhiều. Như vậy, nếu không giảm giá thì khó lòng cạnh tranh được.

Bức xúc của người tiêu dùng về việc giá ôtô trong nước chênh lệch lớn so với giá ôtô bán ở thị trường nước ngoài nếu được đổ cả cho nhà sản xuất thì cũng không phải, bởi giá xe đã có sự điều chỉnh của chính sách thuế.

Nếu cộng các loại thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng mà mỗi chiếc xe ôtô dưới 5 chỗ ngồi phải nộp theo quy định, thì số thuế này chiếm 48% giá thành bán xe.

Hiểu một cách đơn giản, nếu chiếc xe có giá bán là 10.000 USD thì 4.800 USD trong đó sẽ được nộp thuế.

Như vậy, việc đơn giản nhất để kéo giá xe xuống, theo các chuyên gia, là giảm thuế, nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt, thay vì kêu gọi hợp tác từ các nhà sản xuất (vốn chỉ nhăm nhe kiếm lợi nhuận). Nhưng giảm thuế cũng không hề đơn giản.

Thuế nhập khẩu đối với ôtô nguyên chiếc dưới 5 chỗ ngồi được cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là sẽ cắt giảm xuống còn 52% vào sau năm 2012. Tuy nhiên, việc giảm thuế không phải muốn là thực hiện được ngay lập tức, mà phải có bước đi thích hợp. Nhất là khi, chỉ từ đầu năm tới nay, thuế đã giảm từ 90% xuống còn 80% và mới tháng 8 vừa rồi là còn 70%.

Năm ngoái, thống kê của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã cho thấy, phần đóng góp cho ngân sách từ các khoản thuế của các công ty liên doanh ôtô chiếm khoảng 20% nguồn thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không tính dầu khí) trong vài năm trở lại đây.

Con số ấy nghe qua thì lớn, nhưng nếu đem so với hơn một chục doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất, lắp ráp ôtô với số lượng hơn 5.000 dự án đầu tư nước ngoài đang có hiệu lực hoạt động, thì mới thấy rõ hơn nguồn thu của ngành công nghiệp này.

Thống kê chưa đầy đủ từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cũng cho hay, kể từ năm 2000 đến hết 6 tháng đầu năm 2006, các loại thuế mà 18 thành viên của VAMA nộp đã lên tới hơn 1,2 tỷ USD.

Chính vì vậy, mỗi khi thị trường ôtô trong nước có dấu hiệu “đóng băng”, hàng bán không chạy thì không chỉ các hãng xe buồn, mà ngành thuế chắc cũng có những “suy tư”.

Hiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO cũng có nghĩa là thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng sẽ giảm xuống so với trước đây. Dĩ nhiên, điều này cũng buộc ngành thuế có những cân nhắc khi tính toán huy động các nguồn thu cho ngân sách, nhất là nguồn thu không nhỏ từ các doanh nghiệp ôtô.

Vậy nên, theo các chuyên gia, cơ quan thuế nên xem xét giảm thuế đến mức nào đó để vẫn đảm bảo được nguồn thu, không gây ra đột biến ách tắc giao thông, mà người tiêu dùng đỡ bị thiệt.

“Nên dần coi ôtô là phương tiện giao thông đi lại thông thường, chứ không phải là một tài sản xa xỉ, chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vì ôtô giờ sắp giống như xe máy. Nhà nước nên xem xét để giảm thuế tiêu thụ đặc biệt xuống, vì thuế đó trực tiếp đánh vào người tiêu dùng”, ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.

Tất nhiên, nếu coi ôtô là phương tiện đi lại thông thường thì khả năng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn sẽ rất hiện hữu, bởi cơ sở hạ tầng chưa phát triển kịp với tốc độ mua xe ôtô của người dân. Đó cũng là sức ép để nâng cao chất lượng hạ tầng cơ sở.

Ở một khía cạnh khác, việc giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc cũng có thể khiến các doanh nghiệp ôtô đẩy mạnh sản xuất để cạnh tranh với hàng ngoại hoặc chuyển hẳn sang nhập khẩu xe nguyên chiếc.

Cả hai trường hợp này đều tốt, bởi những doanh nghiệp tồn tại được và đẩy mạnh sản xuất sẽ có cơ hội bước hẳn sang một giai đoạn phát triển khác, với việc công nghiệp phụ trợ được đẩy mạnh. Còn nếu nhập khẩu xe nguyên chiếc thì nguồn thu cho ngân sách vẫn được đảm bảo.

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.