“Gió mới” trên thị trường ôtô

Đức Thọ
Thị trường ôtô Việt Nam trong quý 3/2007 được nhiều chuyên gia dự báo sẽ có một “diện mạo” mới hấp dẫn hơn
Thị trường xe nhập khẩu ngày càng sôi động.
Thị trường xe nhập khẩu ngày càng sôi động.
Thị trường ôtô Việt Nam trong quý 3/2007 được nhiều chuyên gia dự báo sẽ có một “diện mạo” mới hấp dẫn hơn.

Dự báo này tỏ ra thuyết phục khi thị trường ôtô nhập khẩu đang diễn ra đặc biệt sôi động ở phân khúc xe hạng nhỏ, trong khi ở phân khúc xe hạng sang, từ tháng 9 sẽ xuất hiện thêm 2 nhãn hiệu xe lừng danh thế giới gồm Porsche và BMW.  chiều ngược lại, đó là những thay đổi mang tính chiến lược từ một số nhà sản xuất ôtô lớn trong nước.

Xe nhỏ tiếp tục sôi động

Ở mảng thị trường ôtô hạng nhỏ, đại diện “ưu tú” nhất chính là Hyundai Motor Việt Nam và Trường Hải.

Với Huyndai, hầu như chiếc xe nào được nhập khẩu về Việt Nam cũng đều được nhanh chóng bán hết từ dòng xe đa dụng Santa Fe cho đến dòng xe hạng nhỏ Getz. Đại diện nhà phân phối này cho biết, hễ chiếc xe nào về đến Việt Nam là có khách đặt mua ngay.

Còn với Trường Hải, mặc dù là thành viên của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) song doanh nghiệp này lại nổi lên là một nhà nhập khẩu và phân phối ôtô có c.

Sau khi đạt được thành công lớn với dòng xe hạng nhỏ Kia Morning, tháng 4/2007 Trường Hải tiếp tục nhập liền mạch 7 mẫu xe khác đều mang thương hiệu Kia gồm Picanto 5 chỗ ngồi, Rio 5 chỗ ngồi, Optima 5 chỗ ngồi, Carens 7 chỗ ngồi… Kể từ đó đến nay, hầu hết các mẫu xe này cũng đều rơi vào tình trạng thiếu xe cung cấp cho khách hàng.

Ngay cả Công ty TNHH Vĩnh Hoàng (Hải Phòng), doanh nghiệp “thích” nhập xe sang trọng, cũng tham gia vào phân khúc xe hạng nhỏ. Trong đó, chỉ riêng mẫu Kia Morning (vốn là ưu thế của Trường Hải), hầu như chiếc xe nào về đến cảng Hải Phòng ngay lập tức sẽ có người mua.

“Gió mới”

Thời gian gần đây, dư luận bắt đầu đặc biệt chú ý đến thị trường xe nhập khẩu hạng sang.

Nếu như trước đây, thị trường ôtô trong nước chỉ thỉnh thoảng “dậy sóng” với một chiếc xe siêu sang như Maybach 62 hay một siêu xe Ferrari… về đến cảng thì nay, thị trường đã bắt đầu thật sự chuẩn bị tâm thế cho một cuộc “đổ bộ” mới của hàng loạt thương hiệu ôtô lừng danh thế giới.

Mở đầu là sự xuất hiện của Công ty Euro Auto với mục tiêu ngay trong tháng 9/2007 sẽ đưa về Việt Nam 5 mẫu xe BMW, trong đó đáng chú ý là dòng xe sang trọng series 7 và mẫu xe đa dụng X5.

Mặc dù thương hiệu BMW không còn lạ ở Việt Nam bởi lâu nay nó vẫn được đưa ra thị trường bởi liên doanh VMC. Tuy nhiên, sau khi rút khỏi liên doanh này, việc Euro Auto trở thành nhà phân phối chính thức đã mang lại sự kỳ vọng mới với những sản phẩm chất lượng hơn và đa dạng hơn.

Tâm điểm thứ hai của thị trường ôtô cuối năm chính là cái tên Porsche. Theo công bố của Công ty TNHH Xe hơi Thể thao Uy tín – nhà phân phối độc quyền xe Porsche tại Việt Nam, cũng trong tháng 9/2007 nhà phân phối này sẽ tung ra thị trường toàn bộ 4 mẫu xe Cayenne, 911, Boxster và Cayman.

Như vậy, cùng với số lượng ngày càng tăng các xe sang trọng được nhập khẩu qua doanh nghiệp và cá nhân đơn lẻ, thì sự xuất hiện của các nhà nhập khẩu và phân phối chính thức các thương hiệu ôtô lừng danh thế giới đang báo hiệu nhiều chuyển động mới trên thị trường ôtô Việt Nam cuối năm nay.

“Chuyển động” của xe nội

Một nửa năm trôi qua với số mẫu xe mới được tung ra thị trường nghèo nàn, thậm chí chủ yếu là nâng cấp cho các phiên bản cũ cùng với quyết tâm giữ nguyên giá bán, các nhà sản xuất ôtô trong nước mà đại diện là các liên doanh thuộc VAMA nhìn chung vẫn chứng tỏ được sự bình thản của mình trước những biến động trên thị trường.

Tuy nhiên, trước sức ép ngày càng gia tăng từ thị trường ôtô nhập khẩu, các nhà sản xuất này cũng bắt đầu có những điều chỉnh.

Ngay sau khi ra mắt 2 phiên bản 2007 của Everest và Ranger, một thay đổi đáng chú ý của Ford Việt Nam chính là vị trí Tổng giám đốc của ông Tim Tucker được thay bởi một nhân vật khá ưu tú đến từ Ford Malaysia - ông Micheal Pease. Vị tân Tổng giám đốc này trước đây đã rất thành công tại vị trí Giám đốc Marketing khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Châu Phi của Ford toàn cầu. Do đó, “con tàu” Ford Việt Nam được kỳ vọng sẽ được lèo lái tốt hơn tại thị trường ôtô Việt Nam còn đang có nhiều sóng gió.

Trước đó, trong khuôn khổ triễn lãm AutoTech 2007 diễn ra hồi giữa tháng 6, Ford Việt Nam cũng đã “giao” cho mẫu xe Transit 9 chỗ ngồi chuẩn bị được tung ra thị trường một nhiệm vụ đặc biệt: làm thương hiệu. Rõ ràng, nhà sản xuất này đã không bằng lòng lắm với vị thế hiện tại của mình tại thị trường ôtô Việt Nam.

Còn tại liên doanh VMC, sau khi mất đi thương hiệu hạng sang BMW cùng lúc với việc kéo về thương hiệu Lifan, một đại diện của liên doanh này cũng vừa đưa ra thông tin VMC svẫn tiếp tục phân phối xe BMW tại Việt Nam.

Tin mới

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

Cuộc cách mạng “xanh” hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải dường như đang chia thành hai nhánh phát triển có tính khả thi nhất hiện nay, một là xe thuần điện, hai là xe Hybrid. Trong giai đoạn đầu, đa số các hãng ô tô đều tâm niệm rằng xe thuần điện mới là “chân ái” và họ bước vào một cuộc chạy đua đầy cam go, khốc liệt. Nhiều người từng cho rằng, xe Hybrid chỉ là giải pháp chuyển giao và sẽ sớm bị quên lãng. Thế nhưng, hai năm trở lại đây, một số hãng ô tô lại bắt đầu “bẻ lái” sang tập trung phát triển xe Hybrid, khiến cuộc so kè giữa hai dòng xe này đang ngày càng trở nên cân bằng.