Gỡ khó cho ôtô nhập khẩu

An Nhi
Các doanh nghiệp được tiếp tục nhập khẩu ôtô theo những hợp đồng đã ký và đã thanh toán trước ngày Thông tư 20 ban hành
Sau khi Thông tư 20 chính thức có hiệu lực chưa đầy một tháng, hàng loạt doanh nghiệp đã gửi văn bản đề nghị “giải cứu” hàng trăm ôtô bị mắc kẹt.
Sau khi Thông tư 20 chính thức có hiệu lực chưa đầy một tháng, hàng loạt doanh nghiệp đã gửi văn bản đề nghị “giải cứu” hàng trăm ôtô bị mắc kẹt.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc xử lý vướng mắc trong nhập khẩu ôtô nguyên chiếc.

Cụ thể, Phó thủ tướng đồng ý về nguyên tắc các doanh nghiệp được tiếp tục nhập khẩu ôtô theo những hợp đồng đã ký và đã thanh toán một phần hoặc toàn bộ hợp đồng trước ngày 12/5/2011, tức ngày Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20/2011/TT-BCT.

Đây được xem là một động tác gỡ khó cho các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn để nhập khẩu ôtô nguyên chiếc chính hãng nhưng đã lỡ ký hợp đồng và thanh toán với đối tác cung cấp trước thời điểm Thông tư 20 ban hành.

Thực tế cho thấy, hoạt động nhập khẩu ôtô nguyên chiếc luôn mất khá nhiều thời gian. Kể từ khi ký hợp đồng đến khi xe về đến hệ thống cảng biển thường mất khoảng 3-6 tháng. Do đó, sau khi Thông tư 20 được ban hành, nhiều doanh nghiệp đã bị mắc kẹt với những hợp đồng đã ký và thanh toán cho phía đối tác.

Năm ngoái, sau khi Thông tư 20 chính thức có hiệu lực chưa đầy một tháng, hàng loạt doanh nghiệp đã gửi văn bản đến Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải đề nghị “giải cứu” hàng trăm ôtô bị mắc kẹt, không thể thông quan. Trong đó có những lô xe được doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu trước khi ban hành Thông tư 20 đến hơn 3 tháng.

Theo quy định của Thông tư 20, để được nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, doanh nghiệp buộc phải có giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hay hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải có được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ôtô đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp.

Tin mới

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

Cuộc cách mạng “xanh” hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải dường như đang chia thành hai nhánh phát triển có tính khả thi nhất hiện nay, một là xe thuần điện, hai là xe Hybrid. Trong giai đoạn đầu, đa số các hãng ô tô đều tâm niệm rằng xe thuần điện mới là “chân ái” và họ bước vào một cuộc chạy đua đầy cam go, khốc liệt. Nhiều người từng cho rằng, xe Hybrid chỉ là giải pháp chuyển giao và sẽ sớm bị quên lãng. Thế nhưng, hai năm trở lại đây, một số hãng ô tô lại bắt đầu “bẻ lái” sang tập trung phát triển xe Hybrid, khiến cuộc so kè giữa hai dòng xe này đang ngày càng trở nên cân bằng.
Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Mặc dù sử dụng nhiều phương án hoạt động vận động hành lang nhằm chia rẽ các nước trong khối EU để chặn thuế quan EV mới nhưng EU vẫn áp mức thuế rất cao. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã sẵn sàng tìm phương án để làm suy yếu EU.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.