Hàng loạt doanh nghiệp ôtô theo nhau xin gia hạn thuế

Anh Minh
Thẩm quyền gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính
Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, VEAM xin Chính phủ cho 
gia hạn nộp các loại thuế nhập khẩu linh kiện, vật tư ôtô phục vụ sản 
xuất, lắp ráp kể từ ngày 1/7/2013 đến ngày 31/12/2013 với tổng giá trị 
180 tỷ đồng.
Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, VEAM xin Chính phủ cho gia hạn nộp các loại thuế nhập khẩu linh kiện, vật tư ôtô phục vụ sản xuất, lắp ráp kể từ ngày 1/7/2013 đến ngày 31/12/2013 với tổng giá trị 180 tỷ đồng.
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) mới có đơn xin Chính phủ gia hạn đóng thuế, vì lý do phải dồn sức cho việc “phát triển ngành công nghiệp ôtô” trong bối cảnh khó khăn.

Theo lá đơn được đơn vị này gửi đi vào ngày 24/6, VEAM kiến nghị Chính phủ cho gia hạn nộp thuế nhập khẩu linh kiện, vật tư ô tô phục vụ cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Nhà máy ôtô VEAM đặt tại Thanh Hóa là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc VEAM, là một trong bốn đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Nhà máy này chính thức hoạt động vào tháng 9/2009 và các sản phẩm đầu tiên đã được giới thiệu ra thị trường kể từ ngày 31/3/2010, bao gồm xe tải nhẹ, tải trung, tải nặng và các dòng xe chuyên dùng khác.

Hiện nay, nhà máy đang thực hiện chương trình hợp tác dài hạn vơi tập đoàn sản xuất ôtô MAZ (Belarus) thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ và cung cấp linh kiện sản xuất các dòng xe tải trung và tải nặng  phục vụ thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực.

Tuy nhiên, nhà máy được mô tả là “đã gặp rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế”. Hiện tại nhà máy đang tồn kho một lượng lớn xe tải trung và tải nặng mang thương hiệu MAZ, và tình trạng này đã “ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chương trình hợp tác với tập đoàn MAZ”.

Trong kế hoạch phát triển dài hạn, nhà máy vẫn muốn mở rộng đầu tư, nâng cấp công nghệ và các trang thiết bị nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.

Để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, VEAM xin Chính phủ cho gia hạn nộp các loại thuế nhập khẩu linh kiện, vật tư ôtô phục vụ sản xuất, lắp ráp kể từ ngày 1/7/2013 đến ngày 31/12/2013 với tổng giá trị 180 tỷ đồng.

VEAM cho biết, nhà máy sẽ dùng số tiền này để đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền dập cabin tại nhà máy nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm, tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm VEAM Motor, đẩy mạnh chương trình hợp tác với MAZ.

Hiện chưa rõ Chính phủ và Bộ Tài chính có đồng ý với kiến nghị này hay không.

Trước đó, Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải đã được Chính phủ cho phép gia hạn nộp 1.200 tỷ đồng thuế sau khi có đơn tương tự.

Nguồn tin của VnEconomy cũng cho hay các doanh nghiệp bao gồm Công ty Cổ phần Ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki), Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty Cổ phần Ôtô TMT, Công ty TNHH Hoàng Trà, và Công ty TNHH Ôtô Đông Phương cũng đã và đang có những kiến nghị tương tự.

Theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, người nộp thuế có quyền được gia hạn nộp thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp “khó khăn đặc biệt”. Thẩm quyền gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính.

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.