Hết ưu đãi trước bạ, sức mua ô tô giảm đột ngột

An Nhi
Tổng sức mua ô tô trên toàn thị trường tháng đầu năm 2021 đã bị sụt giảm sâu so với tháng liền trước.
Cú tụt dốc của sức mua ô tô tháng đầu năm 2021 được cho là xuất phát chủ yếu từ việc chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ hết hiệu lực.
Cú tụt dốc của sức mua ô tô tháng đầu năm 2021 được cho là xuất phát chủ yếu từ việc chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ hết hiệu lực.

Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), chỉ có tổng cộng 26.432 chiếc xe được bán ra trên toàn thị trường trong tháng 1/2021, sụt giảm đến  45% so với tháng 12/2020.

Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 20.398 chiếc, giảm 45% so với tháng cuối cùng của năm ngoái; phân khúc xe thương mại đạt 5.741 chiếc, giảm 46%; phân khúc xe chuyên dụng đạt vẻn vẹn 293 chiếc, giảm 13%.

Cú tụt dốc của sức mua ô tô tháng đầu năm 2021 được cho là xuất phát chủ yếu từ việc chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ với các loại xe lắp ráp trong nước theo Nghị định 70 của Chính phủ đã hết hiệu lực từ ngày 31/12/2020.

Có thể thấy các loại ô tô lắp ráp trong nước đang chiếm phần lớn tỷ trọng ở thị trường xe phổ thông. Đa số các thương hiệu ô tô phổ thông nắm thị phần lớn tại Việt Nam như Hyundai, Kia, Mazda… đều đang sản xuất, lắp ráp trong nước hầu hết các mẫu xe. Thậm chí với TC Motor, hãng xe này đang lắp ráp tại nhà máy Ninh Bình tất cả các mẫu xe du lịch Hyundai.

Ngay như thương hiệu lớn thứ 2 thị trường là Toyota, dù số lượng mẫu xe nhập khẩu chiếm đa số trong danh mục sản phẩm nhưng sản lượng bán hàng lại rất thấp. Trong khi đó, các mẫu xe lắp ráp trong nước dù ít ỏi song lại nắm doanh số lớn. Đơn cử trường hợp mẫu xe sedan cỡ nhỏ Vios vẫn đang tiếp tục nắm giữ ngôi vương nếu chỉ xét riêng về sản lượng bán hàng trên thị trường.

Trên thực tế, Nghị định 70 của Chính phủ ban hành cuối tháng 6/2020 đã như một cú hích mạnh giúp thị trường ô tô không rơi vào trạng thái ảm đạm do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Bên cạnh việc chính sách hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ với xe lắp ráp trong nước hết hiệu lực, thị trường ô tô tháng đầu năm cũng sụt giảm sức mua một phần vì đa số người tiêu dùng đã tranh thủ mua sắm xe trong tháng cuối năm vừa qua.

Hiện tại, đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và ít nhiều tác động tiêu cực đến nhu cầu mua sắm phương tiện giao thông của người dân Việt Nam. Do đó, một số hãng xe vẫn đang tự "bỏ tiền túi" để hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách hàng nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, sức mua ô tô nói chung vẫn không thực sự sáng sủa.

SỨC MUA Ô TÔ TRÊN TOÀN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 3 THÁNG GẦN ĐÂY

Hết ưu đãi trước bạ, sức mua ô tô giảm sâu - Ảnh 1.

 

Tin mới

Ngành bán lẻ xe đã qua sử dụng toàn cầu đang thay đổi như thế nào?

Ngành bán lẻ xe đã qua sử dụng toàn cầu đang thay đổi như thế nào?

Bất ổn trong thuế quan, dư cung từ Trung Quốc, bùng nổ xe điện… đã có ảnh hưởng lớn tới thị trường xe đã qua sử dụng. Xu hướng tính toán giá trị của xe đã qua sử dụng (RV), vấn đề xây dựng lòng tin của người tiêu dùng và việc bán BEV đang có nhiều thay đổi.
Thị trường pin xe điện tái chế trên đà tăng trưởng bùng nổ

Thị trường pin xe điện tái chế trên đà tăng trưởng bùng nổ

Doanh số bán xe điện đã tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua và nhiều xe điện đã qua sử dụng hiện đang đến cuối vòng đời. Có vẻ như một số xe trong số chúng sẽ kết thúc nhiệm vụ ở một bãi rác nào đó, nhưng xe điện không giống như xe chạy bằng xăng.
Việt Nam trước hành trình tự chủ trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp EV

Việt Nam trước hành trình tự chủ trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp EV

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới sau nhiều năm xây dựng chiến lược. Trong giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ từ động cơ đốt trong sang các loại xe xanh toàn cầu, việc tự chủ chuỗi giá trị ngành xe điện (EV) để kiến tạo một hệ sinh thái xe điện mang tên Việt Nam là một hành trình đưa ngành công nghiệp ô tô Việt lên một tầm cao mới.