Hơn 800 triệu USD nhập khẩu ôtô từ Đông Nam Á trong 10 tháng

Đức Thọ
Tỷ trọng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước khu vực Đông Nam Á tiếp tục tăng cao
Việt Nam đang trở thành thị trường màu mỡ của các loại ôtô xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia.
Việt Nam đang trở thành thị trường màu mỡ của các loại ôtô xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, cộng dồn 10 tháng năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu hơn 72.000 ôtô nguyên chiếc (CBU), đạt giá trị kim ngạch trên 1,3 tỷ USD.

Đáng chú ý là trong khi kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU nói chung giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái thì tỷ trọng ôtô có xuất xứ từ các nước thuộc khu vực Đông Nam Á lại tăng mạnh.

Cụ thể, tính trong 10 tháng năm 2017, lượng ôtô nhập khẩu từ Thái Lan đạt 28.889 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch hơn 530 triệu USD. Dù "khiêm tốn" hơn song lượng ôtô nhập khẩu từ Indonesia cũng đạt 16.120 chiếc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch gần 285 triệu USD.

Như vậy, tổng kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU từ hai quốc gia khu vực Đông Nam Á trong 10 tháng năm 2017 đã đạt 45.009 chiếc và hơn 815 triệu USD, chiếm đến 62% về lượng và chiếm 61% về giá trị trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ cộng lại.

Hiện tại, theo danh sách được Tổng cục Hải quan cung cấp, Việt Nam đang nhập khẩu mặt hàng ôtô CBU từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, chỉ có 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á gồm Thái Lan và Indonesia.

So với các cường quốc công nghiệp ôtô trên thế giới như Đức, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay một số quốc gia châu Âu khác, cả Thái Lan và Indonesia đều chưa được xếp vào hạng "tên tuổi".

Tuy nhiên, cả Thái Lan và Indonesia lại đang là nơi các tập đoàn ôtô hàng đầu thế giới đầu tư nhà máy sản xuất, lắp ráp quy mô lớn. Xét riêng Thái Lan, quốc gia này còn có lợi thế lớn khi trở thành trung tâm sản xuất linh kiện, phụ tùng để không chỉ cung cấp cho các nhà máy lắp ráp (OEM) sở tại mà còn xuất khẩu ra thế giới.

Trong khi đó, theo nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất thuế nhập khẩu ôtô CBU từ các nước nội khối đã giảm xuống 30% từ ngày 1/1/2017. Đây chính là lực đẩy mạnh mẽ giúp ôtô CBU nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia tăng trưởng liên tục kể từ đầu năm đến nay.

Kể từ ngày 1/1/2018, thuế suất theo ATIGA sẽ tiếp tục giảm về mức 0% và qua đó, tỷ trọng ôtô CBU từ Thái Lan và Indonesia được dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa.

undefined - Ảnh 1.

Tin mới

PHEV - Át chủ bài mới của BYD tại Châu Âu

PHEV - Át chủ bài mới của BYD tại Châu Âu

BYD có kế hoạch sản xuất xe hybrid sạc điện cùng với xe điện chạy bằng pin tại hai nhà máy mà hãng đang xây dựng cho Châu Âu, đánh dấu sự thay đổi chiến lược trên đà đang phát triển nhanh chóng, vốn đang được hưởng lợi từ nhu cầu xe PHEV ngày càng tăng trong khu vực.
Liên tục các đợt giảm giá, thị trường xe Việt biến động khó lường khi bước sang Quý II/2025

Liên tục các đợt giảm giá, thị trường xe Việt biến động khó lường khi bước sang Quý II/2025

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam VAMA, sức mua của người tiêu dùng từ đầu năm 2025 đến nay đang có những dấu hiệu phục hồi đáng chú ý. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho từ năm 2024 chuyển sang dẫn đến áp lực không nhỏ cho các hãng xe, đại lý buộc phải chạy đua các đợt đại hạ giá dẫn đến biến động khó lường của thị trường.
Các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á đối mặt với chi phí logistics đến Mỹ tăng vọt

Các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á đối mặt với chi phí logistics đến Mỹ tăng vọt

Vốn đã choáng váng vì thuế quan của ông Donald Trump, các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á tiếp tục phải đối mặt với chi phí cao hơn khi vận chuyển xe đến Mỹ, vì chính sách phí cảng mới của Washington đe dọa gây thiệt hại cho thị trường nhập khẩu ô tô đường biển trị giá 150 tỷ USD của Mỹ.