Hummer chính thức thuộc về người Trung Quốc

Mai Phương
GM đạt thỏa thuận bán lại thương hiệu Hummer cho tập đoàn Tengzhong Heavy Industrial Machinery của Trung Quốc
Một chiếc Hummer H3. Doanh số 9 tháng đầu năm nay của Hummer đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một chiếc Hummer H3. Doanh số 9 tháng đầu năm nay của Hummer đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hãng xe Mỹ General Motors (GM) ngày 9/10 đã chính thức đạt thỏa thuận bán lại thương hiệu Hummer cho tập đoàn công nghiệp Sichuan Tengzhong Heavy Industrial Machinery của Trung Quốc.

Thỏa thuận này khép lại một năm nỗ lực của GM nhằm “cắt đuôi” Hummer, thương hiệu đồng nghĩa với những chiếc xe cồng kềnh và  ngốn xăng như nước lã.

Trong khi đó, quyết tâm mua Hummer của Sichuan Tengzhong được xem là biểu hiện mới nhất về sự phát triển nhanh chóng và tham vọng toàn cầu của ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc. Thỏa thuận này cũng đánh dấu lần đầu tiên các nhà đầu tư Trung Quốc thành công với tư cách là khách mua lại trong ngành công nghiêp ôtô Mỹ.

Thương vụ nhiều ý nghĩa này còn diễn ra ở ngay thời điểm mà Trung Quốc đang nổi lên thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới, trong khi Chính phủ Mỹ vẫn nắm cổ phần chính trong GM sau vụ phá sản của hãng xe từng là đại gia số 1 toàn cầu này.

Sau khi được ký kết, thỏa thuận trên vẫn sẽ phải trải qua sự kiểm duyệt pháp lý tại Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Jim Taylor, quan chức GM chịu trách nhiệm thúc đẩy thương vụ này, giới chức Trung Quốc đã tỏ ý sẽ thông qua thỏa thuận.

Hiện tại, giá trị của thương vụ Hummer vẫn chưa được công bố. Một nguồn tin thân cận cho hãng tin Reuters biết, số tiền mà phía Trung Quốc có thể phải chi ra để có thương hiệu xe này vào khoảng 150 triệu USD, thấp hơn nhiều so với con số 500 triệu USD mà GM dự kiến ban đầu.

Cùng tham gia vào vụ mua lại này với Sichuan Tengzhong là một công ty có tên Lumena Resources Corp.. Theo thỏa thuận, Chủ tịch kiêm người sáng lập của Lumena sẽ nắm giữ 20% cổ phần trong liên minh mua lại Hummer, còn Tengzhong nắm 80% còn lại.

Bán Hummer là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu hậu phá sản của GM. Kế hoạch này còn bao gồm việc loại bỏ các thương hiệu Saab, Opel và Saturn. Sau khi nhận tổng số tiền vay cứu trợ 50 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ, GM đã hoàn tất quá trình phá sản vào tháng 7 vừa qua. 4 thương hiệu mà GM giữ lại là Chevrolet, Cadillac, Buick và GMC.

Về phần mình, Hummer đạt mức doanh số đỉnh vào năm 2006, nhưng kể từ đó doanh số của thương hiệu xe này lao dốc dài vì suy thoái kinh tế, giá xăng dầu cao, và xe Hummer cồng kềnh không còn được người Mỹ ưa chuộng. Doanh số 9 tháng đầu năm nay của Hummer đã giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thương hiệu Hummer bắt nguồn từ một loại xe đa dụng có tên Humvee dùng trong quân đội Mỹ. Ban đầu, những chiếc xe này được sản xuất bởi một công ty có tên AM General. Vào năm 1999, GM đã mua lại Hummer từ AM General.

Từ một công ty máy công nghiệp ít được biết tới, Tengzhong đã “nổi như cồn” sau khi bắt đầu đàm phán mua Hummer từ GM vào tháng 6 vừa qua.

Giới phân tích cho rằng, khi đã về tay Tengzhong, Hummer sẽ gặp không ít khó khăn trong việc điều chỉnh lại hình ảnh thương hiệu cho phù hợp với tình hình mới. Ông Taylor, vị quan chức của GM, nhận định, hình ảnh thương hiệu GM sẽ phải trở nên “xanh” hơn và có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.

Theo ông Taylor, Tengzhong sẽ phải mất vài tháng để thiết lập mạng lưới phân phối và bán hàng ở cho Hummer Trung Quốc.

Trước mắt, GM sẽ tiếp tục sản xuất xe Hummer tại các nhà máy ở Mỹ và cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho Tengzhong theo các điều khoản trong hợp đồng. Nhờ vậy, 3.000 việc làm trong các nhà máy sản xuất Hummer tại Mỹ sẽ được duy trì ít nhất cho tới giữa năm 2011.

(Theo Reuters)

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.