Hyundai, Kia “gặp hạn” tại Trung Quốc
Làn sóng tẩy chay khiến doanh số hai hãng xe Hàn Quốc tại Trung Quốc sụt giảm hơn 50% trong tháng 3
Theo Reuters, sản lượng của hai hãng xe hơi Hàn Quốc là Hyundai Motor Co và Kia Motors Corp tại Trung Quốc giảm mạnh trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa hai nước, sau khi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao (THAAD) tại Hàn Quốc.
Doanh số giảm hơn 50%
Trung Quốc - thị trường xe hơi lớn nhất thế giới này, chiếm hơn 25% doanh số ở nước ngoài của Huyndai Motor và Kia Motors trong năm 2016. Doanh số tháng 3/2017 của hai hãng này cũng sụt giảm nghiêm trọng do làn sóng tẩy chay hàng Hàn Quốc tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trước đó, doanh số và lợi nhuận của hai hãng này tại Trung Quốc cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu nội địa như Geely Automobile Holdings Ltd.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, trong tháng 3, tổng doanh số của Huyndai Motor và KiaMotors tại Trung Quốc giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận của riêng hai hãng này mà còn của cả các nhà cung cấp tại Hàn Quốc.
Cuối tháng 2 vừa rồi, căng thẳng giữa hai nước nảy sinh sau khi tập đoàn Lotte của Hàn Quốc đồng ý dành một phần đất cho Mỹ xây dưng hệ thống phòng thủ tên lửa bên ngoài Seoul. Chính quyền Bắc Kinh “nổi giận” bất chấp việc Seoul khẳng định hệ thống này chỉ để chống lại đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên chứ không nhắm tới Trung Quốc.
Các công ty của Hàn Quốc, bao gồm tập đoàn Lotte bị ảnh hưởng nghiêm trọng do làn sóng kêu gọi tẩy chay trên truyền thông, biểu tình, thậm chí phải tạm dừng hoạt động.
Theo Reuters, giới phân tích và nhiều nguồn tin cho biết tình hình của các hãng xe hơi Hàn Quốc còn tồi tệ hơn. Trước khi xảy ra căng thẳng nêu trên, các hãng xe Hàn vốn đã phải chật vật cạnh tranh và đang mất dần thị phần vào tay các hãng xe của Mỹ và Trung Quốc với dòng xe thể thao tiện ích.
“Trung Quốc không còn là con gà đẻ trứng vàng cho Huyndai nữa”, Lee Hang-koo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc, nhận định.
Cắt giảm sản xuất
Các nhà máy của Kia Motors tại Trung Quốc đã phải cắt giảm ca làm, Reuters dẫn một nguồn tin thân cận cho hay. Từ giữa tháng 3, Huyndai Motor cũng phải cắt một ca làm việc tại ba nhà máy ở Trung Quốc. Hai hãng xe từ chối bình luận về thông tin này.
Theo Reuters, từ 23/3 tới 4/4, Huyndai Motor tạm dừng hoạt động nhà máy tại tỉnh Hồ Bắc. Hãng này hiện có 4 nhà máy tại Trung Quốc và dự kiến đưa vào hoạt động thêm một nhà máy trong năm 2017. Còn Kia Motors, cũng thuộc sở hữu của Hyundai, có 3 nhà máy.
Hôm qua (3/4), đại diện của Kia Motors và Huyndai Motor cho biết làn sóng tẩy chay hàng Hàn Quốc khiến doanh số của hãng tại thị trường này giảm mạnh nhưng không tiết lộ con số cụ thể.
Theo một nguồn tin của Reuters, doanh số tháng 3 của Kia Motors tại Trung Quốc giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường Mỹ, doanh số tháng 3 của Hyundai Motor cũng giảm 8% còn Kia Motors sụt 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh số giảm hơn 50%
Trung Quốc - thị trường xe hơi lớn nhất thế giới này, chiếm hơn 25% doanh số ở nước ngoài của Huyndai Motor và Kia Motors trong năm 2016. Doanh số tháng 3/2017 của hai hãng này cũng sụt giảm nghiêm trọng do làn sóng tẩy chay hàng Hàn Quốc tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trước đó, doanh số và lợi nhuận của hai hãng này tại Trung Quốc cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu nội địa như Geely Automobile Holdings Ltd.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, trong tháng 3, tổng doanh số của Huyndai Motor và KiaMotors tại Trung Quốc giảm 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận của riêng hai hãng này mà còn của cả các nhà cung cấp tại Hàn Quốc.
Cuối tháng 2 vừa rồi, căng thẳng giữa hai nước nảy sinh sau khi tập đoàn Lotte của Hàn Quốc đồng ý dành một phần đất cho Mỹ xây dưng hệ thống phòng thủ tên lửa bên ngoài Seoul. Chính quyền Bắc Kinh “nổi giận” bất chấp việc Seoul khẳng định hệ thống này chỉ để chống lại đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên chứ không nhắm tới Trung Quốc.
Các công ty của Hàn Quốc, bao gồm tập đoàn Lotte bị ảnh hưởng nghiêm trọng do làn sóng kêu gọi tẩy chay trên truyền thông, biểu tình, thậm chí phải tạm dừng hoạt động.
Theo Reuters, giới phân tích và nhiều nguồn tin cho biết tình hình của các hãng xe hơi Hàn Quốc còn tồi tệ hơn. Trước khi xảy ra căng thẳng nêu trên, các hãng xe Hàn vốn đã phải chật vật cạnh tranh và đang mất dần thị phần vào tay các hãng xe của Mỹ và Trung Quốc với dòng xe thể thao tiện ích.
“Trung Quốc không còn là con gà đẻ trứng vàng cho Huyndai nữa”, Lee Hang-koo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc, nhận định.
Cắt giảm sản xuất
Các nhà máy của Kia Motors tại Trung Quốc đã phải cắt giảm ca làm, Reuters dẫn một nguồn tin thân cận cho hay. Từ giữa tháng 3, Huyndai Motor cũng phải cắt một ca làm việc tại ba nhà máy ở Trung Quốc. Hai hãng xe từ chối bình luận về thông tin này.
Theo Reuters, từ 23/3 tới 4/4, Huyndai Motor tạm dừng hoạt động nhà máy tại tỉnh Hồ Bắc. Hãng này hiện có 4 nhà máy tại Trung Quốc và dự kiến đưa vào hoạt động thêm một nhà máy trong năm 2017. Còn Kia Motors, cũng thuộc sở hữu của Hyundai, có 3 nhà máy.
Hôm qua (3/4), đại diện của Kia Motors và Huyndai Motor cho biết làn sóng tẩy chay hàng Hàn Quốc khiến doanh số của hãng tại thị trường này giảm mạnh nhưng không tiết lộ con số cụ thể.
Theo một nguồn tin của Reuters, doanh số tháng 3 của Kia Motors tại Trung Quốc giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường Mỹ, doanh số tháng 3 của Hyundai Motor cũng giảm 8% còn Kia Motors sụt 15% so với cùng kỳ năm ngoái.