"Kế hoạch B" của GM nếu không nhận được viện trợ

Đình Hiếu
General Motor (GM) - hãng xe số 1 thế giới - đang làm mọi việc có thể để sống sót qua cơn khủng hoảng
Cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm đồng nghĩa với việc GM sẽ có rất ít các mẫu xe mới để tăng doanh số.
Cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm đồng nghĩa với việc GM sẽ có rất ít các mẫu xe mới để tăng doanh số.
General Motor (GM) - hãng xe số 1 thế giới - đang làm mọi việc có thể để sống sót qua cơn khủng hoảng.

Với những khoản viện trợ hứa hẹn của Chính phủ Mỹ vẫn đang lơ lửng trên đầu, GM đã buộc phải chuẩn bị cho phương án dự phòng.

Nhà sản xuất này đã và đang cắt giảm mạnh mẽ các khoản chi tiêu, cắt giảm giá sản phẩm để bán hàng.

Trong nỗ lực để “lách” các điều khoản của luật phá sản, GM đã bán nốt số cổ phần của mình trong hãng Suzuki, liên tục cắt giảm việc làm, trì hoãn việc giới thiệu ra thị trường các sản phẩm mới cũng như cắt giảm sản lượng, đặc biệt là các mẫu xe bán tải lớn và xe thể thao đa dụng SUV.

Tuy nhiên, những khoản tiền này vẫn chưa đủ cho nhà sản xuất có trụ sở tại Detroit (Mỹ) này nếu như chính quyền vẫn không đưa ra sự trợ giúp sớm.

Nếu khoản viện trợ của chính phủ không được Quốc hội thông qua sớm trong tháng sau, GM vẫn đang có trong tay kế hoạch dự phòng. Theo đó, kế hoạch này bao gồm việc cắt giảm hơn nữa các khoản chi như tiền trả cho các nhà cung cấp phụ tùng, cắt giảm thêm nữa chi phí dành cho các bộ phận văn phòng, cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Tuy nhiên, kế hoạch dự phòng này chỉ mang tính chất ngắn hạn và nó cũng đặt ra cho GM những vấn đề mới. Cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm đồng nghĩa với việc GM sẽ có rất ít các mẫu xe mới để tăng doanh số.

Thông báo này của GM cũng không phủ nhận việc tiếp tục hy vọng khoản viện trợ của Chính phủ Mỹ sẽ sớm được giải ngân.

(Automotive News)

Tin mới

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.