Khổ vì phụ tùng ôtô giả!

Đức Thọ
Một ngày nào đó, chiếc xế cưng của bạn bỗng "khục khặc" rồi đình công không vận hành nữa
Dùng phụ tùng giả, khách hàng sẽ phải trả chi phí sửa chữa cao gấp nhiều lần, thậm chí ảnh hưởng đến cả sự an toàn của chính mình.
Dùng phụ tùng giả, khách hàng sẽ phải trả chi phí sửa chữa cao gấp nhiều lần, thậm chí ảnh hưởng đến cả sự an toàn của chính mình.
Một ngày nào đó, chiếc xế cưng của bạn bỗng "khục khặc" rồi đình công không vận hành nữa.

Đem xe đến hãng đề nghị được bảo hành, bạn mới ngã ngửa rằng mình đã “dính” phải phụ tùng giả.

Thực tế không ai cố tình thay thế cho chiếc xe của mình những linh kiện, phụ tùng giả hoặc kém chất lượng. Nhưng vì không cẩn thận khi đi sửa chữa, bảo trì hoặc khi đi thay thế phụ tùng, bạn đã vô tình mất tiền oan bởi những món đồ chỉ chực làm hại chính bạn. Bài viết dưới đây được tổng hợp từ những tư liệu do Công ty Ôtô Toyota Việt Nam (TMV) cung cấp.

Mất tiền mua hàng lởm

Năm 2006, ông Dương Văn Vũ ở tỉnh Bình Dương mua một chiếc xe đa dụng Innova của TMV để gia đình sử dụng. Ngày 2/9/2007, ông lái xe đi từ nhà tại Di An đến Bến Cát (Bình Dương) với khoảng cách 40km. Khoảng 3 giờ rưỡi chiều hôm đó, trên đường trở về nhà ông lái với tốc độ 65km/giờ và xe không thể tăng tốc nổi đồng thời đèn báo áp suất dầu thấp sáng lên. Ông Vũ cảm thấy động cơ rung lên đồng thời nghe tiếng kêu to từ buồng động cơ, sau đó chiếc xe dừng lại và ông nhặt được một số mảnh phụ tùng rơi trên đường.

Sau khi chuyên gia kỹ thuật của TMV kiểm tra thì phát hiện dầu máy bị cặn bẩn và có nhiều mạt kim loại, dầu bị rỉ ra ngoài từ bộ lọc và rò rỉ sang cả hộp số, khung gầm bên trái. Kiểm tra kỹ hơn, các chuyên gia thấy bộ phận lọc dầu bị méo trên đầu cốc lọc và bộ phận này không phải là phụ tùng phù hợp với loại xe Innova. Ngoài bộ phận lọc dầu, lốc máy của xe cũng bị vỡ, trục cam bị cháy, xu-páp xả ở vị trí xi-lanh số 1 bị cong đồng thời các xu-páp khác bị cháy, một số bộ phận khác cũng đã bị hư hỏng hoàn toàn. TMV kết luận xe của ông Vũ bị hư hỏng là do sử dụng sai phụ tùng, vì vậy xe không được bảo hành.

Năm 2003, ông Trần Mạnh Tuấn ở Tp.HCM có mua một chiếc xe Toyota Altis. Vào khoảng 9 giờ sáng ngày 12/12/2006, khi đang lái xe trên phố Huyền Trân Công Chúa, tài xế của ông Tuấn là ông Sinh có nghe thấy tiếng kêu bất thường lớn phát ra từ khoang động cơ. Ông Sinh dừng xe lại và thấy dầu máy chảy ra từ khoang động cơ đồng thời lốc máy đã bị vỡ. Sau khi các chuyên gia kỹ thuật của hãng xe Toyota kiểm tra thì phát hiện dầu động cơ cặn bẩn, gãy thanh truyền số 1, lốc máy bị vỡ… Các chuyên gia khẳng định nguyên nhân dẫn đến sự cố của chiếc xe là do sử dụng bộ phận lọc dầu giả.

“Các phụ tùng giả thì rẻ nhưng độ bền lại rất kém. Chúng làm cho động cơ vận hành kém hơn, không ổn định, tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn, không những thế còn gây hư hỏng nặng cho động cơ của máy. Khách hàng khi đó sẽ phải trả chi phí sửa chữa cao gấp nhiều lần, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sự an toàn của chính mình nữa”, Phó giám đốc Marketing TMV Wakita nói.

Hãy cẩn thận

“Tôi đã hai lần gặp phải việc sử dụng phụ tùng giả - đó là lọc dầu giả. Lúc ấy tôi nghĩ đã là nhãn hàng uy tín thì ở đâu cũng giống nhau, nhưng khi hỏng xe mang đi bảo hành thì tôi mới biết rằng tôi đã mua phải hàng giả được làm nhái hết sức tinh vi. Mặc dù xe của tôi lúc đó vẫn đang trong giai đoạn bảo hành nhưng theo chế độ bảo hành của chính hãng, tôi không được hưởng chế độ bảo hành vì phụ tùng gây hỏng hóc cho xe lại là hàng giả. Có thể thấy rằng khi mua phải phụ tùng giả, tôi vừa mất tiền mua, vừa không đảm bảo độ an toàn, vừa không được bảo hành và thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng của chính mình”, ông Nguyễn Đình Trọng - Đội trưởng Đoàn xe Bộ Tài chính, giãi bày.

Cũng chính vì hai lần “vấp váp” mà ông Trọng đã rút ra bài học khi hàng tháng hoặc hàng quý cả đội xe đều họp lại để rút kinh nghiệm về việc tránh tối đa mua phải các phụ tùng giả. Ông Trọng khuyên, “đối với những người không thành thạo về lĩnh vực kỹ thuật ôtô thì cách tốt nhất là đến các hãng bán phụ tùng chính hiệu của các hãng ôtô..”

Theo các chuyên gia kỹ thuật, có thể phân biệt phụ tùng giả bằng một số dấu hiệu cơ bản như:

- Vỏ hộp/Bao gói: Chữ in hoặc logo trên bao gói phụ tùng giả không sắc nét hay nội dung chỉ tương tự như trên bao gói phụ tùng chính hiệu, (ví dụ chữ “Genuine Parts” thì trên phụ tùng giả in là “General Parts”).

- Hình dáng bên ngoài: Phụ tùng giả thường được làm từ các vật liệu rẻ tiền và thủ công, nên các đường nét không sắc sảo, hình dạng kích thước không đều, vị trí hay tên phụ tùng in không chính xác, (ví dụ lọc dầu giả thường không được sơn phủ phần đế).

- Giá phụ tùng: Phụ tùng giả thường có giá rẻ hơn phụ tùng chính hiệu rất nhiều do được làm từ các vật liệu rẻ tiền, không được kiểm nghiệm chất lượng.

Tin mới

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi Corp. đã giảm tới 5,7% tại sàn giao dịch Hồng Kông. Sự việc diễn ra sau khi một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc hơn 300 người muốn hủy đơn đặt hàng xe điện SU7 Ultra, do lo ngại về "quảng cáo sai sự thật" liên quan đến thiết kế nắp ca-pô của xe.
Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, trong làn sóng xe xanh nở rộ, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần, gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%).
#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.