“Khủng hoảng thừa” ôtô sản xuất trong nước

Đức Thọ
Ước tính hiện nay các nhà sản xuất ôtô trong nước đang bị tồn kho hàng chục nghìn chiếc
Các nhà sản xuất đang có lượng xe tồn kho rất lớn - Ảnh: Đức Thọ.
Các nhà sản xuất đang có lượng xe tồn kho rất lớn - Ảnh: Đức Thọ.
Nếu như vào quãng thời gian giữa năm 2008, thị trường ôtô nhập khẩu đã rơi vào cuộc khủng hoảng thừa thì nay, các nhà sản xuất ôtô trong nước cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Một đại diện Công ty Cổ phần Ôtô TMT, thành viên Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor), ước tính hiện nay các nhà sản xuất ôtô trong nước đang bị tồn kho hàng chục nghìn chiếc. Trong đó nhiều doanh nghiệp đang có lượng tồn kho lên đến vài nghìn chiếc, doanh nghiệp nào ít cũng phải vài trăm chiếc.

“Chúng tôi không thể công bố con số cụ thể được vì đó là bí mật kinh doanh, nhưng sự thực là chúng tôi đang phải đối mặt với hai khó khăn rất lớn là tồn kho và nợ ngân hàng. Nếu không sớm giải quyết được hai khó khăn này, chắc sẽ có không ít doanh nghiệp phải phá sản”, vị đại diện này tỏ ra lo ngại.

Thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy, trong 4 tháng cuối năm, sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp thành viên đã sụt giảm một nửa so với các tháng đầu năm. Trong khi sản lượng sản xuất vẫn “đều đều” theo kế hoạch được duyệt từ đầu năm hay thậm chí từ cuối năm 2007, thì lượng bán ra sụt giảm mạnh đã khiến lượng xe tồn kho liên tục tăng.

Ví dụ, từ tháng 1 đến tháng 8/2008, các thành viên VAMA sản xuất được 89.810 xe (trung bình 11.226 chiếc/tháng) trong khi lượng bán ra thấp đã khiến lượng xe tồn kho tăng thêm gần 5.000 chiếc so với năm 2007. Từ tháng 9 - 11/2008, mặc dù đã cắt giảm sản xuất xuống gần một nửa với 6.223 chiếc/tháng song do lượng bán sụt giảm nghiêm trọng, lượng xe tồn kho vẫn tiếp tục tăng thêm hơn 2.000 chiếc nữa.

Nếu theo một thành viên VAMA, lượng xe có trong kho của từng thời điểm luôn cao hơn lượng xe bán ra của thời điểm đó, thì rõ ràng tổng lượng xe tồn kho đến thời điểm hiện tại là tương đối lớn.

Các nhà sản xuất ôtô cũng tỏ ra lo ngại khi cho rằng tình hình thị trường năm 2009 thậm chí còn khó khăn hơn so với 2008, do nhiều loại thuế và phí đồng loạt được áp dụng.

Theo ông Nobuhiko Murakami, Tổng giám đốc Công ty Ôtô Toyota Việt Nam (TMV), việc rất nhiều chính sách mới có hiệu lực trong thời gian tới sẽ tác động không tốt với ngành ôtô và do đó không thể lạc quan được với trong năm 2009. Các thành viên của VAMA đã không thể đồng thuận được số bán của năm tời. Hiện tại số bán khoảng 5.000 xe/tháng dù đã rất thấp nhưng chắc chắn là khó duy trì được trong năm 2009.

Nguyên nhân và giải pháp?

Các nhà sản xuất ôtô cho rằng một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lượng tồn kho khổng lồ là do sức mua trên thị trường sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là các tháng cuối năm. Nhưng xa hơn, nguyên nhân khiến thị trường ôtô sụt giảm mạnh, theo các nhà sản xuất ôtô là do kinh tế suy giảm và hàng loạt thay đổi về chính sách liên quan đến ôtô được đưa ra.

“Những tác động tiêu cực từ suy giảm kinh tế và sự thay đổi liên tục của các chính sách thuế xảy ra gần như đồng thời đang tạo ra một môi trường kinh doanh rất không ổn định và bất lợi cho tất cả thành viên VAMA, sản lượng và doanh số bán bị sụt giảm trầm trọng, lượng xe tồn kho mạnh, phải cắt giảm nguồn nhân lực”, VAMA cho biết tại văn bản kiến nghị gửi Bộ Công Thương ngày 25/12/2008.

Từ đó, các nhà sản xuất ôtô đã đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, trong đó chủ yếu là đề nghị hoãn thi hành các chính sách thuế và phí liên quan đến ôtô.

Tại văn bản gửi Bộ Công Thương, VAMA đã đề xuất 3 giải pháp khẩn cấp nhằm kích cầu cho thị trường ôtô.

Thứ nhất là tạm dừng thực hiện tất cả các chính sách thuế mới liên quan đến ôtô như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên mức 45 - 60%, tăng lệ phí trước bạ lần thứ hai tại Hà Nội lên mức 12% cho xe dưới 10 chỗ ngồi và tăng thuế giá trị gia tăng lên 10% đối với xe tải và xe bus.

Thứ hai là cần xem xét giảm các loại thuế áp dụng đối với ôtô, ít nhất là quay trở lại các mức thuế đã áp dụng trước tháng 4/2008 như thuế nhập khẩu bộ linh kiện, thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng và lệ phí trước bạ.

Thứ ba là cho phép VAMA, tổ chức đại diện các nhà sản xuất ôtô, được cùng hợp tác với các cơ quan của Chính phủ trong việc xây dựng chính sách pháp triển công nghiệp ôtô một cách toàn diện và ổn định.

Tại cuộc họp với các thành viên VAMA ngày 30/12/2008, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Lê Dương Quang đã bày tỏ sự đồng tình với các đề xuất của VAMA, mặc dù vẫn cho rằng việc tiêu thụ ôtô giảm 50%, tồn kho tăng lên tuy có do thuế nhưng cũng do kinh tế suy thoái khiến nhu cầu giảm đi chứ không phải tất cả do thuế.

Tuy nhiên, ông Quang nói Bộ Công Thương cũng sẽ ghi nhận để báo cáo Chính phủ các giải pháp về thuế và phí.

“Riêng việc cho VAMA hợp tác với các cơ quan của Chính phủ xây dựng chiến lược chính sách ôtô ổn định và phát triển, Bộ Công Thương hết sức khuyến khích bởi đây không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của các doanh nghiệp”, ông Quang nêu quan điểm.

Vấn đềNăm 2007Tháng 1-8/2008Tháng 9-11/2008Đánh giá
Tăng lệ phí trước bạ 2%/5% 2%/5% 10% Từ 2009, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ tại Hà Nội lên 12% sẽ càng làm thị trường sụt giảm
Doanh số bán 80.392 xe
6.699 xe/tháng
84.877 xe
(10.610 xe/tháng)
16.033 xe
(5.344 xe/tháng)
Doanh số bình quân 3 tháng cuối giảm 50% so với 8 tháng đầu năm do lệ phí trước bạ tăng.
Số lượng sản xuất 76.007 xe
(6.333 xe/tháng
89.810 xe
(11.226 xe/tháng)
18.670 xe
(6.223 xe/tháng)
Sản xuất bắt buộc phải giảm theo.
Tồn kho tăng thêm so cuối 2007  +4.933 xe +7.570 xe Tồn kho tăng cao mặc dù đã nỗ lực giảm giá và khuyến mại.
Cắt giảm nhân công Dự kiến 2.000 - 3.000 người (20 - 30%) Lượng cắt giảm nhân công có thể cao hơn tùy vào tình hình thị trường.

Tin mới

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới đã tạo ra tác động đáng kể đến thị trường xe điện (EV) thời gian qua. Xiaomi đã vượt qua mục tiêu bán hàng đầy tham vọng vào năm 2024 là 130.000 xe chỉ trong vòng 9 tháng. Mẫu xe điện đầu tiên của công ty, SU7, ra mắt vào tháng 3, là nền tảng cho thành công này dù vướng phải nhiều tranh cãi.
Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Theo Nghị định số 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123), quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao so với hiện tại.