Làm thế nào để tiết giảm chi phí khi mua xe mới?

Khánh Huyền
Những gợi ý sau có thể sẽ giúp loại bỏ những khoản chi không đáng có khi mua ôtô mới
Tìm hiểu kỹ các chính sách khuyến mại và giá xe trước khi quyết định mua <i>- Ảnh minh họa.</i><br>
Tìm hiểu kỹ các chính sách khuyến mại và giá xe trước khi quyết định mua <i>- Ảnh minh họa.</i><br>
Để có đủ số tiền mua một chiếc ôtô, phần lớn người tiêu dùng Việt Nam phải bán đi một phần tài sản, hoặc sử dụng tiền tích luỹ trong thời gian dài. Làm thế nào để tiêu số tiền này một cách tiết kiệm và thông minh nhất?

Những gợi ý sau có thể sẽ giúp loại bỏ những khoản chi không đáng có khi mua ôtô:

Chi phí mua xe

Hiện tại, tại Việt Nam có 3 nguồn để mua ôtô cả mới và cũ, gồm xe do các liên doanh tại Việt Nam lắp ráp hoặc nhập khẩu, xe mới và cũ từ các showroom, công ty thương mại phân phối và giữa các cá nhân.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, chỉ đề cập đến nguồn xe mới từ các công ty liên doanh lắp ráp và nhập khẩu bán tại Việt Nam, do đây vẫn là nguồn cung cấp lớn nhất trên thị trường.

Các công ty liên doanh thường bán xe qua hệ thống đại lý, trừ các trường hợp mua xe số lượng lớn phục vụ kinh doanh, công vụ. Thông thường, các liên doanh duy trì chính sách giá công bố và giá bán cho đại lý bao gồm chiết khấu.

Trên thực tế, giá công bố của nhiều liên doanh thường khác xa so với giá bán cho đại lý và nhiều người vẫn lầm tưởng đã kiếm được món hời, khi mua xe với giá “ưu đãi” gần mức này. Chẳng hạn, Mazda Premacy hiện có giá công bố là 32.050 USD (khoảng 650 triệu đồng), nhưng giá giao đại lý chỉ có 24.400 USD (gần 500 triệu đồng).

Bình thường, giá xuất xưởng từ các liên doanh còn bao gồm mức chiết khấu từ 7 tới 11% cho đại lý, cộng thêm các khoản thưởng rất lớn khi vượt doanh số bán. Như vậy, đại lý hoàn toàn có thể bán xe với mức giá thấp hơn giá xuất xưởng tới mức trừ hết hoa hồng để đạt được mức doanh số cam kết với hãng.

Do đó, khách hàng mua xe nên biết và tìm cách “thương lượng” với đại lý để giảm giá và tùy theo điều kiện thực tế thị trường để “ép” giá đại lý. Vì thế, thời điểm thị trường ế ẩm là giai đoạn có thể mua xe với giá hợp lý nhất.

Bên cạnh việc thương lượng giá, một phần quan trọng không nên bỏ qua là các khoản khuyến mại kèm theo. Hiện nay, hầu hết các liên doanh thường xuyên có các chương trình khuyến mại dành cho khách hàng mua xe. Đó là phụ tùng lắp thêm không tính tiền, tiền bảo hiểm, thuế trước bạ, phí đăng ký, lãi suất ngân hàng (mua trả góp),...

Nếu không tìm hiểu kỹ, rất có thể người mua xe sẽ bị “ỉm” mất các ưu đãi. Không ít đại lý có thể kiếm lời bằng cách cắt bớt các khuyến mại trong chương trình mà liên doanh đưa ra.

Thu xếp tài chính cho việc mua xe

Không phải ai cũng có đủ điều kiện tài chính chi trả một lần để mua xe, nên việc mua xe thông qua ngân hàng là giải pháp đáng quan tâm. Tuy nhiên, lãi suất khoản vay đối với mặt hàng ôtô, mỗi ngân hàng lại có một chính sách khác nhau.

Sau khi thỏa thuận về giá xe, nên tìm hiểu và so sánh vay vốn ngân hàng thế chấp bằng xe. Tách việc đàm phán giá xe khỏi việc vay vốn ngân hàng dù một số đại lý có thể lo trọn gói việc này, nhưng kết quả người mua thường tốn nhiều tiền hơn.

Ngoài ra, khi làm việc với ngân hàng cũng nên thoả thuận về các ràng buộc khác, ví dụ như buộc phải mua bảo hiểm vật chất ở chỗ ngân hàng chỉ định với mức phí cao.

Nên lưu ý, nếu đăng ký xe trước khi đem đến Ngân hàng thế chấp vay tiền thì xe sẽ bị tính là xe cũ và có nhiều ngân hàng sẽ không chấp nhận hoặc chấp nhận với tỉ lệ thấp (khoảng dưới 60%).

Chi phí đăng ký xe

Chi phí này vận dụng hợp pháp theo qui định của Nhà nước. Để giảm chi phí, một số người chọn cách đăng ký xe dưới tên công ty có chức năng kinh doanh vận tải, tốt nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn của gia đình hoặc nhờ người thân nào đó.

Bằng cách này sẽ giúp tiết kiệm được khoản thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế trước bạ ở mức thấp (ví dụ: cho xe 7 chỗ là 2% so với 5% thông thường), tiền phí biển xe ở mức thấp hơn, tiền mua xăng được khấu trừ VAT 5%. Các chi phí khác như bảo hiểm, phụ tùng, đều được giảm theo phương thức này.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sẽ gặp vấn đề liên quan đến xe chính chủ và buộc phải có bằng lái xe hạng B2.

Mua bảo hiểm

Với tình trạng giao thông hiện nay ở Việt Nam, việc mua cả hai loại bảo hiểm gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự (bắt buộc) và bảo hiểm vật chất xe là cần thiết. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự phí thấp không có gì để bàn nhưng bảo hiểm vật chất xe theo mức thông thường là 1,5% giá trị xe và có thể thương lượng được tới mức thấp hơn nhiều vào khoảng 1,2%.

Tin mới

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

Cuộc cách mạng “xanh” hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải dường như đang chia thành hai nhánh phát triển có tính khả thi nhất hiện nay, một là xe thuần điện, hai là xe Hybrid. Trong giai đoạn đầu, đa số các hãng ô tô đều tâm niệm rằng xe thuần điện mới là “chân ái” và họ bước vào một cuộc chạy đua đầy cam go, khốc liệt. Nhiều người từng cho rằng, xe Hybrid chỉ là giải pháp chuyển giao và sẽ sớm bị quên lãng. Thế nhưng, hai năm trở lại đây, một số hãng ô tô lại bắt đầu “bẻ lái” sang tập trung phát triển xe Hybrid, khiến cuộc so kè giữa hai dòng xe này đang ngày càng trở nên cân bằng.
Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Mặc dù sử dụng nhiều phương án hoạt động vận động hành lang nhằm chia rẽ các nước trong khối EU để chặn thuế quan EV mới nhưng EU vẫn áp mức thuế rất cao. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã sẵn sàng tìm phương án để làm suy yếu EU.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.