Lo tỷ giá “kéo” giá xe

Đức Thọ
Việc tỷ giá USD/VND liên tục tăng mạnh đã ít nhiều gây khó khăn cho các nhà sản xuất ôtô, đặc biệt là giới kinh doanh xe nhập khẩu
Giá xe đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đà tăng mạnh của tỷ giá USD/VND - Ảnh: Mạnh Thắng.
Giá xe đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đà tăng mạnh của tỷ giá USD/VND - Ảnh: Mạnh Thắng.
Việc tỷ giá USD/VND liên tục tăng mạnh đã ít nhiều gây khó khăn cho các nhà sản xuất ôtô, đặc biệt là giới kinh doanh xe nhập khẩu.

Chỉ trong vòng 45 ngày kể từ 10/10 đến nay, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố đã tăng từ mức 17.000 VND lên mức 17.034 VND.

Sáng nay (25/11), tỷ giá của các ngân hàng thương mại cũng đã ở mức 17.886 VND và giá mua được niêm yết ngang bằng với giá bán ra. Còn tại thị trường tự do, giá USD đã chạm mức 19.830 VND.

Xe “nội” gặp khó

Đại diện một số hãng xe thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, với đà tăng mạnh liên tục của giá USD như vậy, mặt hàng ôtô chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, kể cả xe lắp ráp trong nước lẫn xe nhập khẩu mặc dù mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau.

Đối với xe lắp ráp trong nước, việc USD tăng giá sẽ khiến giá nhập khẩu các loại linh kiện, phụ tùng bị “đội” lên, từ đó kéo theo giá thành của mỗi chiếc xe cũng tăng lên và mức tăng cụ thể phụ thuộc vào tỷ lệ nội địa hóa của từng loại xe.

Như vậy, khi tỷ giá USD/VND tăng mạnh, chắc chắn giá xe “nội” cũng sẽ tăng. Theo đại diện một hãng xe thuộc VAMA, sở dĩ đến thời điểm này giá các loại xe lắp ráp trong nước vẫn giữ nguyên là do chính sách giá chặt chẽ của các doanh nghiệp.

Trên thực tế, nếu các lô linh kiện nhập khẩu cách đây khoảng một tháng, tức thời điểm giá USD đã tăng khá cao, thì cũng phải ít nhất vài ba tháng nữa những chiếc xe được lắp ráp từ các lô linh kiện đó mới có mặt tại thị trường.

Do đó, dù phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tỷ giá USD/VND tăng mạnh, nhất là khi giá xe được niêm yết bằng VND, song đến nay các hãng xe trong nước vẫn chưa tiến hành điều chỉnh giá bán. Đây cũng một phần xuất phát từ lý do các hãng xe tiếp tục “chịu thiệt” để nghe ngóng thêm tình hình nhằm tránh gây những biến động trên thị trường.

Tuy nhiên, đại diện một hãng xe khác khẳng định sau động tác điều chỉnh tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước công bố sáng 25/11, các hãng xe trong nước sẽ buộc phải tính đến việc điều chỉnh giá bán xe nhằm cân bằng thu chi. Mặc dù vậy, có thể mức giá xe được điều chỉnh tăng lên sẽ không quá cao để ổn định thị trường.

“Đau đầu” xe nhập

Trong khi các loại xe lắp ráp trong nước không phải chịu ảnh hưởng quá lớn từ tỷ giá USD/VND tăng do tỷ lệ nội địa hóa nhất định đã “gánh” đỡ và các loại linh kiện nhập khẩu ít nhiều đang được ưu đãi thì các loại xe nhập khẩu đang phải đối mặt với nguy cơ tăng giá mạnh.

Theo khảo sát của VnEconomy, thực tế gần một tháng nay giá các loại xe nhập khẩu cũng đã nhúc nhích tăng lên với mức tăng dao động từ 500 - 3.000 USD/chiếc.

Giới kinh doanh xe nhập khẩu giải thích, hiện tượng tăng giá của xe nhập khẩu thời gian qua một phần xuất phát từ việc mới đây cơ quan Hải quan đã nâng mức giá tính thuế đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc, phần khác là xuất phát từ tình trạng giá mua xe tại các nước sản xuất tăng lên do tỷ giá USD/VND tăng.

Ví dụ một chiếc xe Ford sản xuất tại Mỹ có giá 20.000 USD, nếu mua tại thời điểm trước 10/10 khi giá USD liên ngân hàng ở mức 17.000 VND/USD thì doanh nghiệp chỉ tốn khoảng 340 triệu đồng. Còn nếu ở thời điểm hiện tại, khi giá USD liên ngân hàng ở mức 17.034 VND/USD, số tiền doanh nghiệp phải chi ra để mua chiếc xe này sẽ xấp xỉ 340,7 triệu đồng.

Về Việt Nam, sau khi cộng các loại thuế (nhập khẩu nguyên chiếc, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng), giá của chiếc xe này sẽ bị “đội” lên khoảng 150%, đồng nghĩa với mức chênh lệch do tỷ giá USD/VND đem lại vào khoảng 17 triệu đồng.

Đó là nếu doanh nghiệp “may mắn” mua được USD theo tỷ giá công bố, còn trên thực tế, doanh nghiệp thường phải mua USD với tỷ giá cao hơn.

Thực tế mức chênh lệch cụ thể sẽ còn phụ thuộc vào mỗi chiếc xe do mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (45 – 60%) áp dụng tùy theo dung tích xi-lanh của từng chiếc xe.

Giới kinh doanh xe nhập khẩu tính toán, với đà tăng mạnh liên tục của tỷ giá USD/VND như trên, giá xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ bị tăng lên với mức dao động 500 - 4.000 USD so với thời điểm trước khi USD bước vào giai đoạn “phi mã”. Còn nếu các doanh nghiệp đã tiến hành điều chỉnh giá liên tục theo mức biến động cụ thể thời gian qua thì giá xe sẽ tăng không đáng kể.

Điều khiến giới kinh doanh xe nhập khẩu đau đầu nhất là phải tính toán để điều chỉnh giá làm sao để có thể cạnh tranh với xe do các liên doanh thuộc VAMA nhập khẩu và nhất là so với xe lắp ráp trong nước.

Đại diện một nhà nhập khẩu ôtô lớn tại Tp.HCM cho biết, nếu tiến hành điều chỉnh giá đúng theo tỷ lệ tăng đầu vào thì chắc chắn sẽ rất khó cạnh tranh. Ngược lại, nếu điều chỉnh ở mức thấp hơn, tức doanh nghiệp phải chịu thiệt, thì nguy cơ thua lỗ là khá rõ ràng.

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.