Một thương hiệu của GM phá sản

Mai Phương
Thương hiệu Saab tại thị trường Thụy Điển của Tập đoàn ôtô General Motors (GM - Mỹ) đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản
Chính phủ Thụy Điển đã đồng ý chi số tiền 2,9 tỷ USD để cho vay và bảo lãnh nợ cho ngành công nghiệp ô tô của nước này, nhưng lại từ chối cứu Saab vì lo ngại sẽ tạo tiền lệ không tốt về sau.
Chính phủ Thụy Điển đã đồng ý chi số tiền 2,9 tỷ USD để cho vay và bảo lãnh nợ cho ngành công nghiệp ô tô của nước này, nhưng lại từ chối cứu Saab vì lo ngại sẽ tạo tiền lệ không tốt về sau.
Ngày 20/2, thương hiệu Saab tại thị trường Thụy Điển thuộc tập đoàn ôtô General Motors (GM - Mỹ) đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Tại Đức, một “đứa con” khác của GM là Opel cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ khẩn cấp từ phía các nhà chức trách.

Đơn xin phá bảo hộ phá sản của Saab được nộp lên toàn án chỉ một ngày sau khi Chính phủ Thụy Điển tuyên bố sẽ không giải cứu công ty này và hãng mẹ GM cho thấy khả năng sẽ cắt bỏ một số bộ phận ở châu Âu để có thể duy trì sự tồn tại của tập đoàn ở Mỹ.

Đại diện của Saab cho hay, đơn xin bảo hộ phá sản của họ đề nghị tòa án bảo vệ họ trước các chủ nợ trong quá trình họ tái cơ cấu nợ và tìm nguồn tài chính mới. Giám đốc điều hành của Saab nói: “Chúng tôi hiện đang trong quá trình làm mới lại Saab Automobile với tư cách một đơn vị độc lập. Chặng đường phía trước sẽ không dễ dàng”.

Chính phủ Thụy Điển đã đồng ý chi số tiền 2,9 tỷ USD để cho vay và bảo lãnh nợ cho ngành công nghiệp ô tô của nước này, nhưng lại từ chối cứu Saab vì lo ngại sẽ tạo tiền lệ không tốt về sau.

GM cho biết, Saab cần 1 tỷ USD để cải thiện tình hình tài chính và cho ra mắt hai mẫu xe mới. GM đã đồng ý cấp 400 triệu USD trong số này, và Saab vẫn cần phải có thêm 600 triệu USD vốn vay và bảo lãnh nữa từ Chính phủ Thụy Điển. Tuy nhiên, Saab đã không nhận được sự hỗ trợ này từ phía các nhà chức trách.

Tiền thân là một công ty sản xuất máy báy, Saab nhảy vào lĩnh vực ô tô từ sau Chiến tranh Thế giới 2. GM mua 50% cổ phần và nắm quyền điều hành Saab vào năm 1989, sau đó tăng tỷ lệ sở hữu lên 100% vào năm 2000. Chi nhánh sản xuất máy bay của Saab hiện vẫn tồn tại độc lập. Hiện tại, Saab sử dụng khoảng 4.500 công nhân, chủ yếu tại Thụy Điển.

Về phần mình, Opel đang xin Chính phủ Đức cấp cho khoản bảo lãnh trị giá 1,8 tỷ Euro, tương đương 2,3 tỷ USD trong thời gian từ nay tới năm 2011 để duy trì hoạt động.

Bộ phận của GM tại châu Âu mới đây cho hay sẽ cân nhắc việc bán cổ phẩn hoặc liên kết với bên thứ ba đối với các thương hiệu Opel và Vauxhall - thương hiệu của GM ở Anh. Cách đó chưa lâu, GM phủ nhận tin đồn sẽ bán lại các thương hiệu này. Tuy nhiên, tình hình xấu đi nhanh chóng đã khiến GM phải thay đổi chiến lược.

Trong kế hoạch tái cơ cấu trình lên Chính phủ Mỹ vừa qua, GM xin vay thêm 16,6 tỷ USD ngoài khoản 13,4 tỷ USD đã được cấp. Cũng theo kế hoạch này, GM cho biết có kế hoạch bán lại hoặc đóng cửa các thương hiệu Saab, Saturn và Hummer, bên cạnh một số thương hiệu khác ở châu Âu như đã kể trên.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, GM có lẽ sẽ gặp khó khăn trong việc bán lại các thương hiệu trên trong bối cảnh thị trường xe hơi toàn cầu lao dốc, buộc các hãng sản xuất mới nổi ở Trung Quốc và Ấn Độ thậm chí cũng phải cắt giảm chi phí để tồn tại.

Trong khi đó, “đồng hương” của GM là Chrysler, cách đây ít ngày tuyên bố, việc GM và Chrysler sáp nhập làm một sẽ là “lựa chọn tốt nhất” cho công nghiệp ô tô nước này.

(Theo AP, FT)

Tin mới

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Đợt giảm giá xe do Tesla khởi xướng vào năm 2022 đã phát triển thành một cuộc chiến về giá toàn ngành đang nhấn chìm gần như tất cả các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới ở nước ngoài.
BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.