Mua xe dịp Tết: “Xe nào cũng được”
Khoảng thời gian một tháng trước Tết Nguyên đán là thời điểm người mua ôtô, xe máy dễ tính nhất khi sẵn sàng xuề xòa “xe nào cũng được”
Khoảng thời gian một tháng trước Tết Nguyên đán là thời điểm người mua ôtô, xe máy dễ tính nhất trong năm. Khi các đại lý kêu thiếu xe, nhiều khách hàng sẵn sàng xuề xòa “xe nào cũng được”.
Ôtô nhỏ lên ngôi
Cách đây chừng hai tháng, đa số những cá nhân có ý muốn mua xe đều tìm cách “xoay xở” để cốt sao “rinh” về nhà chiếc xe mình thích. Những mẫu xe được chú ý nhất có thể kể đến là Chevrolet Captiva, Toyota Innova, Toyota Camry, Toyota Vios, Hyundai Santa Fe, Honda Civic, Ford Everest… Thế nhưng, đây cũng chính là những mẫu xe bán chạy nhất trong năm, là những sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất cho các hãng sản xuất ôtô nội địa và nhà phân phối, đồng nghĩa với việc chúng luôn trong tình trạng cháy hàng.
“Săn” hàng “hot” không nổi, người dân đành phải tìm đến những mẫu xe nhỏ được coi là “bình dân” hơn, cốt sao có một chiếc xe du Xuân. Tâm lý này của người dân đã khiến cho các nhà nhập khẩu và phân phối ôtô trở nên quá tải chẳng kém gì các hãng xe trong nước.
Đại diện Công ty Cổ phần Ôtô Hyundai Việt Nam (HMV), nhà phân phối chính thức các loại xe Hyundai, cho biết trước đây mẫu xe “hot” nhất của công ty là chiếc đa dụng Santa Fe thì hiện nay chiếc xe nhỏ Getz cũng “hot” chẳng kém. Từ vài tháng nay hễ chiếc xe nào về nước đều được bán hết ngay. Thậm chí hiện tại công ty không nhận thêm hợp đồng nếu khách hàng “đòi” nhận xe trước Tết.
“Tình cảnh” này cũng tương tự đối với Công ty Ôtô Trường Hải (nhà phân phối thương hiệu xe Kia) và các công ty thương mại chuyên nhập khẩu các loại xe hạng trung và hạng nhỏ. Ông Vũ Nam Chung, Giám đốc Công ty Ôtô Nam Chung (Hà Nội), cho biết thời điểm này, lượng xe của công ty bán ra đã tăng từ 35% đến 45% so với mấy tháng trước, trong đó có tới quá nửa khách hàng đặt mua các dòng xe nhỏ. “Sốt” nhất là dòng xe Kia Morning và sau đó là các mẫu xe đắt tiền hơn như Toyota Yaris. Tuy nhiên, lợi thế của doanh nghiệp nhập khẩu là khả năng cung cấp xe, vì vậy ngay tại thời điểm này nếu khách hàng đặt mua vẫn có cơ hội nhận xe trước Tết mặc dù khả năng đó không thật sự chắc chắn.
Xe máy vào “mùa gặt”
Cũng “sốt” chẳng kém so với thị trường ôtô song sự khác biệt là giới kinh doanh xe máy có cơ hội kiếm lời lớn hơn. Có thể nhận thấy rất rõ không khí nhộn nhịp tại hầu hết các đại lý, cửa hàng phân phối và kinh doanh xe máy tại khắp các tỉnh, thành phố.
Cách nay vài tháng, mẫu xe tay ga AirBlade của Công ty Honda đã rơi vào tình cảnh cháy hàng trầm trọng. Chính điều này đã tạo cơ hội hiếm có cho giới kinh doanh, đầu cơ khi thỏa sức “hét” giá.
Khảo sát của phóng viên cho thấy, hiện giá bán của mẫu xe này tại các cửa hàng bán lẻ (không thuộc hệ thống chính thức của nhà sản xuất) đều cao hơn giá công bố ít nhất 20%, thậm chí tại Tp.HCM mức giá bán đã tăng so với giá gốc đến hơn 30%, vào khoảng 37-38 triệu đồng/chiếc trong khi giá của nhà sản xuất chỉ là 28,5 triệu đồng/chiếc. Thấp hơn một chút, giá mẫu xe này tại thành phố Hà Đông (Hà Tây) đang dao động ở mức 36 triệu đồng/chiếc và ở Hà Nội ở mức 35 triệu đồng/chiếc. Điều lạ là cho dù người bán có hét giá cao đến như vậy song người mua vẫn ùn ùn đổ đến khiến cho loại xe này dù bị đẩy giá lên cao cũng vẫn… cháy hàng.
Ngoài AirBlade, hàng loạt các mẫu xe tay ga nhỏ có mức giá trung bình như Yamaha Mio, Nouvo, SYM Attila Elizabethe… cũng rơi vào tình trạng cháy hàng. Thậm chí khi các mẫu xe này “phát sốt”, nhiều người tiêu dùng cũng sẵn sàng chấp nhận các mẫu xe ít “hot” hơn như các mẫu xe số Honda Wave S đang bị các cửa hàng kinh doanh đẩy giálên tới 16 triệu đồng/chiếc trong khi giá công bố là 14,9 triệu đồng/chiếc.
Ở phân mảng thị trường xe nhập khẩu lâu nay vốn chỉ sôi động trên các mẫu xe tay ga cao cấp như Honda SH, PS, Dylan… thì nay đã lan sang cả những cái tên “thường thường bậc trung” hơn như Honda SCR 110 do Trung Quốc sản xuất.
* Theo thống kê của Hiệp hội Ôtô, Xe đạp và Xe máy Việt Nam (VABOMA), năm 2007 thị trường xe máy Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 2,5 triệu xe. Trong đó riêng 4 liên doanh đã chiếm tới gần 70% thị phần, xe nhập khẩu khoảng 5% và các doanh nghiệp khác là 25%. Dẫn đầu là Công ty Honda Việt Nam với 1,1 triệu xe bán ra (tăng 300.000 xe so với năm 2006), tiếp theo là Yamaha Việt Nam với 506.000 xe (tăng 150.000 xe so với 2006). SYM bán được 144.000 xe và còn Suzuki Việt Nam bán được 51.800 xe.
Ôtô nhỏ lên ngôi
Cách đây chừng hai tháng, đa số những cá nhân có ý muốn mua xe đều tìm cách “xoay xở” để cốt sao “rinh” về nhà chiếc xe mình thích. Những mẫu xe được chú ý nhất có thể kể đến là Chevrolet Captiva, Toyota Innova, Toyota Camry, Toyota Vios, Hyundai Santa Fe, Honda Civic, Ford Everest… Thế nhưng, đây cũng chính là những mẫu xe bán chạy nhất trong năm, là những sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất cho các hãng sản xuất ôtô nội địa và nhà phân phối, đồng nghĩa với việc chúng luôn trong tình trạng cháy hàng.
“Săn” hàng “hot” không nổi, người dân đành phải tìm đến những mẫu xe nhỏ được coi là “bình dân” hơn, cốt sao có một chiếc xe du Xuân. Tâm lý này của người dân đã khiến cho các nhà nhập khẩu và phân phối ôtô trở nên quá tải chẳng kém gì các hãng xe trong nước.
Đại diện Công ty Cổ phần Ôtô Hyundai Việt Nam (HMV), nhà phân phối chính thức các loại xe Hyundai, cho biết trước đây mẫu xe “hot” nhất của công ty là chiếc đa dụng Santa Fe thì hiện nay chiếc xe nhỏ Getz cũng “hot” chẳng kém. Từ vài tháng nay hễ chiếc xe nào về nước đều được bán hết ngay. Thậm chí hiện tại công ty không nhận thêm hợp đồng nếu khách hàng “đòi” nhận xe trước Tết.
“Tình cảnh” này cũng tương tự đối với Công ty Ôtô Trường Hải (nhà phân phối thương hiệu xe Kia) và các công ty thương mại chuyên nhập khẩu các loại xe hạng trung và hạng nhỏ. Ông Vũ Nam Chung, Giám đốc Công ty Ôtô Nam Chung (Hà Nội), cho biết thời điểm này, lượng xe của công ty bán ra đã tăng từ 35% đến 45% so với mấy tháng trước, trong đó có tới quá nửa khách hàng đặt mua các dòng xe nhỏ. “Sốt” nhất là dòng xe Kia Morning và sau đó là các mẫu xe đắt tiền hơn như Toyota Yaris. Tuy nhiên, lợi thế của doanh nghiệp nhập khẩu là khả năng cung cấp xe, vì vậy ngay tại thời điểm này nếu khách hàng đặt mua vẫn có cơ hội nhận xe trước Tết mặc dù khả năng đó không thật sự chắc chắn.
Xe máy vào “mùa gặt”
Cũng “sốt” chẳng kém so với thị trường ôtô song sự khác biệt là giới kinh doanh xe máy có cơ hội kiếm lời lớn hơn. Có thể nhận thấy rất rõ không khí nhộn nhịp tại hầu hết các đại lý, cửa hàng phân phối và kinh doanh xe máy tại khắp các tỉnh, thành phố.
Cách nay vài tháng, mẫu xe tay ga AirBlade của Công ty Honda đã rơi vào tình cảnh cháy hàng trầm trọng. Chính điều này đã tạo cơ hội hiếm có cho giới kinh doanh, đầu cơ khi thỏa sức “hét” giá.
Khảo sát của phóng viên cho thấy, hiện giá bán của mẫu xe này tại các cửa hàng bán lẻ (không thuộc hệ thống chính thức của nhà sản xuất) đều cao hơn giá công bố ít nhất 20%, thậm chí tại Tp.HCM mức giá bán đã tăng so với giá gốc đến hơn 30%, vào khoảng 37-38 triệu đồng/chiếc trong khi giá của nhà sản xuất chỉ là 28,5 triệu đồng/chiếc. Thấp hơn một chút, giá mẫu xe này tại thành phố Hà Đông (Hà Tây) đang dao động ở mức 36 triệu đồng/chiếc và ở Hà Nội ở mức 35 triệu đồng/chiếc. Điều lạ là cho dù người bán có hét giá cao đến như vậy song người mua vẫn ùn ùn đổ đến khiến cho loại xe này dù bị đẩy giá lên cao cũng vẫn… cháy hàng.
Ngoài AirBlade, hàng loạt các mẫu xe tay ga nhỏ có mức giá trung bình như Yamaha Mio, Nouvo, SYM Attila Elizabethe… cũng rơi vào tình trạng cháy hàng. Thậm chí khi các mẫu xe này “phát sốt”, nhiều người tiêu dùng cũng sẵn sàng chấp nhận các mẫu xe ít “hot” hơn như các mẫu xe số Honda Wave S đang bị các cửa hàng kinh doanh đẩy giálên tới 16 triệu đồng/chiếc trong khi giá công bố là 14,9 triệu đồng/chiếc.
Ở phân mảng thị trường xe nhập khẩu lâu nay vốn chỉ sôi động trên các mẫu xe tay ga cao cấp như Honda SH, PS, Dylan… thì nay đã lan sang cả những cái tên “thường thường bậc trung” hơn như Honda SCR 110 do Trung Quốc sản xuất.
* Theo thống kê của Hiệp hội Ôtô, Xe đạp và Xe máy Việt Nam (VABOMA), năm 2007 thị trường xe máy Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 2,5 triệu xe. Trong đó riêng 4 liên doanh đã chiếm tới gần 70% thị phần, xe nhập khẩu khoảng 5% và các doanh nghiệp khác là 25%. Dẫn đầu là Công ty Honda Việt Nam với 1,1 triệu xe bán ra (tăng 300.000 xe so với năm 2006), tiếp theo là Yamaha Việt Nam với 506.000 xe (tăng 150.000 xe so với 2006). SYM bán được 144.000 xe và còn Suzuki Việt Nam bán được 51.800 xe.