Mỹ rót thêm 2 tỷ USD để thưởng dập xe cũ

Mai Phương
Thưởng dập xe cũ là chương trình kích cầu xe hơi mà nước Mỹ học theo kế hoạch đã được áp dụng tại một số nước châu Âu
Thống kê sơ bộ cho thấy, tính tới thời điểm này đã có khoảng 250.000 người Mỹ hưởng trợ cấp mua xe - Ảnh: Reuters.
Thống kê sơ bộ cho thấy, tính tới thời điểm này đã có khoảng 250.000 người Mỹ hưởng trợ cấp mua xe - Ảnh: Reuters.
Thượng viện Mỹ ngày 6/8 đã thông qua dự luật chi bổ sung 2 tỷ USD cho chương trình thưởng dập xe cũ (cash for clunkers) của nước này.

Trước đó, 1 tỷ USD ban đầu của chương trình đã được tiêu sạch trong vòng có 1 tuần do người dân Mỹ quá phấn khích với khoản trợ cấp mua xe lên tới 4.500 USD.

Hiện dự luật bổ sung vốn trên đã được gửi lên Nhà Trắng và sẽ được Tổng thống Barack Obama ký thành luật trong thời gian sớm nhất.

Thưởng dập xe cũ là chương trình kích cầu xe hơi mà nước Mỹ học theo kế hoạch đã được áp dụng tại một số nước châu Âu, trong đó có Đức. Theo đó, mỗi người dân chấp nhận đưa chiếc xe mà họ đang sử dụng đi dập và mua một chiếc xe mới có độ tiêu hao nhiên liệu thấp hơn sẽ được hưởng mức trợ cấp 3.500-4.500 USD.

Chương trình này đã thành công đến nỗi, số tiền 1 tỷ USD ban đầu mà Chính phủ Mỹ dự kiến dùng đến cuối năm cho chương trình đã hết bay chỉ trong vòng 1 tuần cuối tháng 7. Vì thế, cuối tuần trước, Hạ viện Mỹ đã gấp rút thông qua một dự luật bổ sung thêm 2 tỷ USD cho chương trình. Và tới ngày hôm qua (6/8), dự luật này đã vượt qua cửa Thượng viện.

Khoản 2 tỷ USD vốn mới này được Chính phủ Mỹ “mượn tạm” từ một chương trình kích cầu khác nhằm vào các dự án năng lương xanh. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ muốn khoản tiền này sẽ được bù đắp lại, nên chắc chắn chương trình thưởng dập xe cũ sẽ khiến thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ tăng thêm.

Chính quyền của Tổng thống Obama cho rằng, ngoài lợi ích môi trường và kích cầu cho thị trường ôtô, việc tiết kiệm chi tiêu vào xăng dầu sẽ giúp cắt giảm chi phí cho người dân, nhờ đó kích thích kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn.

Trước sự hào hứng của dân chúng Mỹ với thưởng dập xe cũ, các quan chức Chính phủ nước này cho rằng, số tiền 2 tỷ USD cấp mới cho chương trình sẽ được tiêu hết ngay trong tháng 8 này.

Thống kê sơ bộ cho thấy, tính tới thời điểm này đã có khoảng 250.000 người Mỹ hưởng trợ cấp mua xe. Trong đó, khoảng 45% số xe được mua là xe của các hãng xe Mỹ, một tỷ lệ ngang với thị phần của các hãng xe Mỹ trên thị trường ôtô nước này.

Một vấn đề được nhiều người đặt ra lúc này là liệu chương trình thưởng dập xe cũ sẽ thực sự có ích lợi môi trường và tiết kiệm năng lượng tới đâu. Bộ Giao thông Mỹ cho biết, người mua xe theo chương trình đã đổi những chiếc xe có kích thước cồng kềnh sang những chiếc xe nhỏ gọn hơn, giúp quãng đường đi trên mỗi gallon xăng được tăng thêm 9,6 dặm.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, những chiếc xe cũ bị dập thường là những chiếc xe bị “xếp xó” trong ga-ra của những gia đình cùng lúc sở hữu nhiều chiếc xe hơi.

(Theo New York Times)

Tin mới

Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Xe điện bùng nổ nhưng nguyên liệu chế tạo sẽ đến từ đâu?

Với sự thành công vang dội của Tesla và sự ra mắt nhanh chóng của các mẫu xe điện cạnh tranh từ các nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu, việc chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các loại năng lượng sạch hơn là điều chắc chắn. Công nghệ ô tô đã sẵn sàng, cũng như công nghệ cần thiết để sạc điện an toàn cho phương tiện ở nhà và trên đường. Tuy nhiên, nguyên liệu để chế tạo xe điện, đặc biệt là pin EV là vấn đề còn nhiều dấu hỏi.
EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

EU và Đức đạt thỏa thuận khí thải cho xe hơi năm 2035

Sau căng thẳng leo thang những ngày qua, cuối cùng Đức đã đạt được được thỏa thuận với Liên minh châu Âu về một quy định mang tính bước ngoặt yêu cầu ô tô mới phải trung hòa carbon vào năm 2035, giải quyết tranh chấp có nguy cơ làm suy yếu kế hoạch chi tiết đầy tham vọng của khối này nhằm giảm lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.
EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

EU và Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về luật cấm xe động cơ đốt trong

Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU đã kết thúc vào thứ 6 (24/3) cuối tuần qua nhưng kết quả không như mong đợi bởi những bế tắc chưa tìm được cách giải quyết. Tranh cãi về kế hoạch cấm bán ô tô động cơ đốt trong mới của EU vào năm 2035 phụ thuộc vào việc liệu Ủy ban châu Âu và Đức có thể đồng ý về một thoả thuận có thể làm hài lòng cả hai bên hay không.
Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài “đau đầu” trong cuộc chiến xe điện tại Trung Quốc

Sự cạnh tranh về giá trong ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc đã biến thành một cuộc chiến căng thẳng giữa các hãng xe. Điều đó tạo thêm một thách thức nữa cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã tụt hậu so với các đối thủ trong nước trong cuộc đua xe điện tại quốc gia tỷ dân này.