Nga sẽ hồi sinh một thương hiệu ô tô "huyền thoại" khi Renault rời khỏi

Khôi Nguyên
Theo Reuters, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin nói rằng các nhà máy của Renault sẽ được quốc hữu hóa và được sử dụng để sản xuất một mẫu xe mới của thương hiệu Moskvich.
Nga sẽ hồi sinh một thương hiệu ô tô "huyền thoại" khi Renault rời khỏi - Ảnh 1

“Chủ sở hữu nước ngoài đã quyết định đóng cửa nhà máy Renault ở Moscow. Họ có quyền làm điều này, nhưng chúng tôi không thể cho phép hàng ngàn công nhân bị bỏ lại mà không có việc làm”, ông Sobyanin nói trên blog của mình. “Năm 2022, chúng tôi sẽ mở ra một trang mới trong lịch sử của Moskvich”.

Theo Sobyanin, nhà máy này có “lịch sử lâu dài và huy hoàng”, bắt đầu từ việc sản xuất xe Ford cách đây gần 100 năm và xe Moskvich cho đến năm 1998 khi Renault tham gia thị trường.

Renault đã bán 100% cổ phần của mình cho chính quyền thành phố Moscow, cũng như cổ phần của hãng này trong nhà sản xuất Nga Avtovaz cho một viện khoa học của Nga với giá 1 Ruble tượng trưng.

Nhà sản xuất ô tô Pháp vẫn còn một thỏa thuận, trong đó họ có thể mua lại tài sản trong vòng sáu năm kể từ khi bán, nhưng có khả năng là Moscow đã có thể bắt đầu sản xuất và vận hành trước thời điểm đó.

Sergei Tselikov, người đứng đầu cơ quan phân tích Autostat, cho biết: “Phải mất ít nhất hai năm và ít nhất 1 tỷ USD để phát triển một chiếc ô tô mới. Thương hiệu sẽ bắt đầu bán các loại xe ICE truyền thống trước khi có khả năng chuyển sang động cơ điện”.

Để chế tạo phương tiện này, nhà sản xuất xe tải Kamaz sẽ đóng vai trò là đối tác công nghệ chính của thương hiệu, trong khi Sobyanin cũng đã yêu cầu Bộ thương mại Nga cung cấp càng nhiều phụ tùng càng tốt từ các nhà sản xuất Nga.

Kamaz cho hay, họ ủng hộ quyết định của thị trưởng, nhưng sẽ đưa ra tuyên bố chính thức về quan hệ đối tác sau khi các vấn đề về hợp tác kỹ thuật được thảo luận và giải quyết.

Theo Autostat, có gần 200.000 xe Moskvich vẫn được đăng ký ở Nga, 46.000 trong số đó đã hơn 35 năm tuổi. Những chiếc xe của thương hiệu này từng được chế tạo có giá thành rẻ và chắc chắn, sử dụng các bộ phận được sản xuất tại Nga và Đông Đức, nhưng sau đó đã phá sản vào năm 2006 do quá trình tư nhân hóa và sự sụp đổ của Liên Xô từ trước đó.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.