Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD "độ" chiếc Ferrari hiếm

Đức Anh
David Lee đã mất hơn 3.000 giờ trong một năm để nâng cấp chiếc Ferrari Dino 1972

David Lee là chủ nhân đế chế đầu tư Hing Wa Lee Jewelers, sở hữu bộ sưu tập đồng hồ, trang sức trị giá 300 triệu USD và đáng chú ý là bộ sưu tập ôtô hiếm trị giá hơn 50 triệu USD. 

Theo Bloomberg, bộ sưu tập siêu xe của Lee được giữ trong một garage dưới tầng hầm của một trong tâm mua sắm ở ngoại ô Los Angeles, bao gồm những mẫu Rolls-Royce, Pagani, Porsche, Mercedes-Benz và nhiều nhất là những chiếc Ferrari huyền thoại gồm Enzo, F50, F40, cũng như F12s, 250s, 275s, và 288s.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 1.

Năm ngoái, Lee mua một chiếc Ferrari Dino 1972 màu đen với giá 260.000 USD và chi hơn 1 triệu USD nữa để nâng cấp (còn gọi là "độ" xe) với những phụ kiện hiện đại cùng phong cách mang dấu ấn riêng.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 2.

Lee đã mất hơn 3.000 giờ trong một năm để "độ" chiếc Ferrari tại cửa hàng Moto Technique, ở Surrey, Anh và giờ ông gọi nó là Monza 3.6 Evo.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 3.

Chiếc Ferrari trông hiện đại hơn so với bản gốc với tấm chắn bùn loe ra, vành bánh xe mới, đèn pha có phần bọc mới...

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 4.

...và động cơ lộ thiên với lớp phủ bằng sợi carbon.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 5.

Lee cũng thay thế động cơ V6 bằng động cơ V8 3,6 lít mới, công suất 400 mã lực thay cho 192 mã lực của bản gốc, đồng thời bổ sung bộ truyền động, phanh mới và thậm chí một hộc di động để dựng iPhone.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 6.

Ghế ngồi trên xe được bọc lại bằng da màu đỏ oxblood rực mắt.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 7.

Cần gạt số thì có thêm một núm cầm bằng thép độc đáo theo sở thích cá nhân của Lee.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 8.

Phần vô lăng in nhãn Dino màu vàng.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 9.

Phần chắn bùn được cải tiến loe ra.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 10.

Cận cảnh phía trước xe

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 11.

Chiếc màu trắng là Ferrari Dino 246 GTS 1973 bản gốc của Lee, còn chiếc màu đen là phiên bản năm 1972 đã nâng cấp - giờ được Lee gọi là Monza 3.6 Evo.

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 12.

Ferrari lần đầu ra mắt chiếc Dino vào cuối những năm 1960 - đầu 1970, nằm trong nỗ lực sản xuất xe thể thao giá rẻ. Tuy nhiên, những chiếc Dino gốc bị giới mê Ferrari "ghẻ lạnh" bởi chúng được sản xuất với số lượng lớn, động cơ nhỏ và công suất chỉ 192 mã lực. Dòng xe bị tẩy chay mạnh mẽ khiến Ferrari ban đầu quyết định không gắn logo mà chỉ gọi đơn giản là "Dino".

Nhà sưu tầm Mỹ chi triệu USD độ chiếc Ferrari hiếm - Ảnh 13.

Phiên bản Dino nâng cấp của Lee không phải loại siêu tốc độ nhưng chạy nhanh và chính xác hơn so với bản gốc. Hệ thống bánh lái và phanh được cải tiến bằng hệ thống bán tự động mạnh mẽ.

Tin mới

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.