Những nhân vật quyền lực nhất trong thế giới ôtô

Minh Toàn
50 nhân vật quyền lực nhất trong ngành ôtô thế giới năm nay do tạp chí uy tín Motor Trend bình chọn có nhiều xáo trộn so với năm ngoái
Sắp qua tuổi 75 nhưng Chủ tịch Volkswagen AG - Ferdinand Piech (vị trí thứ 7) - vẫn được đánh giá có ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp ôtô thế giới năm 2012.
Sắp qua tuổi 75 nhưng Chủ tịch Volkswagen AG - Ferdinand Piech (vị trí thứ 7) - vẫn được đánh giá có ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp ôtô thế giới năm 2012.
2011 được ghi nhận là năm có nhiều biến động mạnh mẽ trong ngành công nghiệp ôtô toàn cầu. Đó là, sự trở lại ấn tượng của ôtô Mỹ, sự đen đủi của các hãng xe Nhật Bản, bước tiến vững chắc của các thương hiệu Đức, phát triển thần tốc của ôtô Hàn Quốc và sự bùng nổ tại thị trường đông dân nhất thế giới - Trung Quốc.

Bởi thế, không quá ngạc nhiên khi danh sách 50 nhân vật quyền lực nhất trong ngành ôtô thế giới năm nay do tạp chí uy tín Motor Trend (Mỹ) bình chọn có nhiều xáo trộn so với năm ngoái. Những cá nhân được ghi danh trong danh sách này ngoài tài năng dẫn doanh nghiệp đi đến thành công, còn phải có tầm nhìn cho tương lai và thành tựu trong quá khứ.

2011 là năm rất đáng nhớ với GM khi lần đầu tiên sau 3 năm phải sống nhờ vào “bầu sữa” của Chính phủ Mỹ đã trở lại ngôi vị số 1 thế giới về doanh số bán xe. Bằng chiến lược tập trung phát triển thương hiệu Chevrolet và khai tử một loạt các thương hiệu con làm ăn không hiệu quả, GM đã dần chiếm lĩnh thêm một số thị trường ở châu Âu, châu Á và một số nền kinh tế đang phát triển mà trước đây “đại gia” nước Mỹ bỏ ngỏ.

Một đồng hương khác của GM là liên minh Fiat và Chrysler cũng có bước tiến vượt bậc khi làm ăn bắt đầu có lãi kể từ thời kỳ được bảo hộ phá sản (năm 2009) và phải bấu víu vào nguồn vay từ Chính phủ Mỹ và Canada.

Tuy vậy, sự trở lại của ngành công nghiệp ôtô nước Mỹ cũng mang nhiều yếu tố may mắn và được sự hỗ trợ rất nhiều từ “ông trời”. Nếu không có thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3 năm nay tại Nhật Bản, rồi tiếp đến là trận lụt lịch sử tại Thái Lan thời gian qua, thì chưa chắc Toyota đã phải nhường ngôi vương cho GM ngay trong năm nay, cho dù Toyota đã có một năm 2010 khá tồi tệ với hàng loạt vấn đề về chất lượng và độ an toàn.

Phải gánh chịu những tai họa liên tiếp, Toyota không những bị GM vượt mặt mà còn có nguy cơ bị đối thủ đến từ nước Đức là Volkswagen đe dọa vị trí thứ hai và dần bị lấn lướt thị phần tại những nơi mà hãng xe Nhật đang có lợi thế.

Cũng trong năm nay, liên minh Hyundai-Kia (Hàn Quốc) có bước tiến thần tốc về uy tín và doanh số bán xe. Lần đầu tiên một thương hiệu xe Hyundai là Sonata trở thành dòng xe Hàn Quốc bán chạy nhất tại Mỹ trong phân khúc xe sedan hạng trung mà trước đó Camry của Toyota luôn nắm giữ.

Để có những thay đổi lớn như vậy trong ngành công nghiệp ôtô thế giới trong năm qua, không thể thiếu những nhân vật chóp bu của các thương hiệu mà họ dẫn dắt, những người có giữ vai trò sống còn cho sự thành bại của doanh nghiệp. Cùng điểm mặt các nhân vật có ảnh hưởng trong năm 2012 theo đánh giá của tạp chí Motor Trend.

1. Sergio Marchionne
Chủ tịch kiêm CEO của Chrysler và Fiat
Xếp hạng năm 2011: 9
Xếp hạng năm 2010: 10

Liên tục được tạp chí Motor Trend thăng hạng trong 3 năm liên tiếp cũng đủ cho thấy khả năng lèo lái tài tình của Marchionne đã giúp Chrysler vượt qua khó khăn và bắt đầu làm ăn có lãi. Bằng khả năng của mình, Marchionne đã đưa Chrysler không chỉ trả hết nợ chính phủ Mỹ và Canada trước hạn 6 năm, mà còn giữ được tất cả các thương hiệu con trong tập đoàn này là Jeep, Lancia, Dodge, Ram, Chrysler, Fiat và Alfa Romeo vượt qua thời kỳ khủng hoảng.

2. Chung Mong Koo
Chủ tịch Hyundai Motor
Xếp hạng năm 2011: 5
Xếp hạng năm 2010: 3

Cùng nắm giữ hai thương hiệu ôtô lớn nhất Hàn Quốc là Hyundai và Kia, Chung Mong Koo đưa tập đoàn này cán đích tất cả các mục tiêu đã đề ra hồi đầu năm. Tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm ấn tượng về ngoại hình và trang bị thân thiện, chiến lược gia người Hàn Quốc đã làm cho các đối thủ lớn trên thế giới phải nể trọng và dè chừng tên tuổi này.

3. Alan Mulally
CEO của Ford
Xếp hạng năm 2011: 1
Xếp hạng năm 2010: 2

Tiếp tục duy trì chiến dịch One Ford - một sản phẩm cho thị trường toàn cầu - hãng xe Mỹ dưới sự dẫn dắt của Alan Mulally đã gặt hái được thành công trong năm qua bằng việc nối dài kết quả làm ăn có lãi trong nhiều quý liên tiếp. Trong năm 2012, rất có thể triết lý phát triển Ford sẽ có thay đổi khi mới đây Alan Mulally tuyên bố: “Ford là công ty công nghệ, chứ không phải nhà sản xuất xe hơi”. Và bằng chứng nhãn tiền chính là sự tập trung nghiên cứu và phát triển hộp số PowerShift đồng thời cải tiến hệ thống thông tin giải trí MyFordTouch.

4. Martin Winterkorn
Chủ tịch hội đồng quản trị Volkswagen AG
Xếp hạng năm 2011: 4
Xếp hạng năm 2010: 4

Tiếp bước người tiền nhiệm lẫy lừng Ferdinand Piech, Martin Winterkorn phải gánh vác trọng trách đưa con tàu Volkswagen lên đỉnh thế giới. Nắm giữ trong tay một loạt các thương hiệu danh tiếng như Audi, Porsche, Bentley, Volkswagen, … Martin Winterkorn buộc phải có sự điều chỉnh về toàn bộ sản phẩm, để có thể từng bước vượt qua hai “quả núi” Toyota và GM về doanh số bán hàng vào năm 2018.

5. Mark Reuss
Phó chủ tịch tập đoàn GM kiêm Chủ tịch GM Bắc Mỹ
Xếp hạng năm 2011: 6
Xếp hạng năm 2010: 18

Một trong những gương mặt trẻ và tài năng nhất của GM, Mark Reuss đã dẫn dắt GM Holden thu được nhiều thành công ở Australia từ tháng 2/2008 đến tháng 7/2009, trước khi trở về Mỹ và được bổ nhiệm làm Chủ tịch GM Bắc Mỹ. Triết lý của Mark Reuss chính là: “Cadillac sẽ chứng minh xe hạng sang của Mỹ đủ sức cạnh tranh với bất cứ xe nào tốt nhất thế giới”.

Danh sách các vị trí tiếp theo:

STT

Tên

Vị trí/Công ty

6

Ferdinand Piech

Chủ tịch Volkswagen AG

7

Walter de Silva

Giám đốc thiết kế của Volkswagen Group

8

John Krafcik

Chủ tịch kiêm CEO của Hyundai Mỹ

9

Dan Akerson

Chủ tịch kiêm CEO của GM

10

Norbert Reithofer

Chủ tịch BMW AG

11

Peter Schreyer

Giám đốc thiết kế Kia

12

Ralph Gilles

Phó chủ tịch Chrysler, phụ trách thiết kế

13

Ed Welburn

Phó chủ tịch GM, phụ trách thiết kế toàn cầu

14

Jim Farley

Phó chủ tịch Ford, phụ trách marketing, bán hàng và dịch vụ

15

Lewis Booth

Giám đốc tài chính Ford

16

Jim Federico

Giám đốc bộ phận xe chạy điện và xe cỡ nhỏ toàn cầu của GM

17

Olivier Francois

Giám đốc thương hiệu Fiat

18

Dietrich Mateschitz

Giám đốc Red Bull/Red Bull Racing

19

Gerry McGovern

Giám đốc thiết kế Land Rover

20

Wolfgang Durheimer

CEO của Bentley

21

Stephen Girsky

Phó chủ tịch GM, phụ trách kế hoạch sản phẩm toàn cầu

22

Rupert Stadler

Chủ tịch Audi AG

23

Carlos Ghosn

Chủ tịch kiêm CEO của Nissan và Renault

24

Derrick Kuzak

Phó chủ tịch Ford, phụ trách phát triển sản phẩm

25

Luca di Montezemelo

Chủ tịch Ferrari

26

Akio Toyoda

Chủ tịch kiêm CEO Toyota

27

Dieter Zetsche

Chủ tịch Daimler AG

28

Martin Smith

Giám đốc thiết kế Ford châu Âu

29

Jonathan Browning

Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn Volkswagen

30

Doug Parks

Giám đốc bộ phận xe chạy điện toàn cầu của GM

31

Rainer Michel

Phó chủ tịch Volkswagen, phụ trách chiến lược và marketing sản phẩm

32

Adrian van Hooydonk

Giám đốc thiết kế BMW

33

Barb Samardzich

Phó Chủ tịch Ford châu Âu

34

Doug Betts

Giám đốc chất lượng Fiat

35

Roger Penske

Chủ tịch Penske

36

Mark Fields

Phó chủ tịch Ford

37

Bob King

Chủ tịch Nghiệp đoàn ngành ô tô Mỹ (UAW)

38

Hermann Salenbauch

Giám đốc bộ phận xe tính năng vận hành cao và sản phẩm sáng tạo của Ford

39

Li Shu Fu

Nhà sáng lập kiêm Phó chủ tịch Zhejiang Geely Holding Group

40

J Mays

Phó chủ tịch công ty thiết kế của Ford

41

Mary Barra

Phó chủ tịch GM, phụ trách phát triển sản phẩm toàn cầu

42

Johan de Nysschen

Chủ tịch Audi Mỹ

43

Ian Callum

Giám đốc thiết kế Jaguar

44

Joel Ewanick

Giám đốc marketing toàn cầu GM

45

Bob Carter

Phó chủ tịch Toyota Mỹ

46

Mircea Gradu

Phó chủ tịch Chrysler, phụ trách chế tạo hộp số, động cơ và hệ dẫn động

47

Kay Segler

Giám đốc thương hiệu Mini (thuộc BMW)

48

Michael Manley

Giám đốc thương hiệu Jeep (thuộc Chrysler)

49

Peter Horbury

Giám đốc thiết kế Geely

50

Bob Lutz

Cựu Phó chủ tịch GM (đã nghỉ hưu)

Tin mới

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới đã tạo ra tác động đáng kể đến thị trường xe điện (EV) thời gian qua. Xiaomi đã vượt qua mục tiêu bán hàng đầy tham vọng vào năm 2024 là 130.000 xe chỉ trong vòng 9 tháng. Mẫu xe điện đầu tiên của công ty, SU7, ra mắt vào tháng 3, là nền tảng cho thành công này dù vướng phải nhiều tranh cãi.
Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Theo Nghị định số 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123), quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao so với hiện tại.