Những trường hợp ô tô bị lỗi kỹ thuật phải triệu hồi từ 1/10

Hoàng Lâm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 60/2023/NĐ-CP quy định về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ôtô nhập khẩu và linh kiện nhập khẩu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải. 
Nghị định 60/2023/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/10/2023 đối với linh kiện và áp dụng từ 01/8/2025 đối với ô tô nhập khẩu. Ảnh minh hoạ.
Nghị định 60/2023/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/10/2023 đối với linh kiện và áp dụng từ 01/8/2025 đối với ô tô nhập khẩu. Ảnh minh hoạ.

Các Hiệp định mà Việt Nam hiện là thành viên bao gồm Hiệp định thương mại tự do giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA); Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len (Hiệp định UKVFTA).

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 60/2023/NĐ-CP quy định về triệu hồi ô tô bị lỗi kỹ thuật có hiệu lực từ ngày 1/10/2023, ô tô thuộc diện phải triệu hồi gồm: Ô tô triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất; Ô tô triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi của cơ quan kiểm tra được thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.

Trường hợp các ô tô đã đưa ra thị trường có lỗi kỹ thuật phải triệu hồi, người nhập khẩu phải thực hiện các công việc: Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, người nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản tới các đại lý bán hàng yêu cầu không bán ra thị trường các ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được khắc phục; Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo triệu hồi từ nhà sản xuất hoặc từ cơ quan kiểm tra, người nhập khẩu phải gửi tới cơ quan kiểm tra báo cáo bằng văn bản các nội dung sau: nguyên nhân xảy ra lỗi kỹ thuật; biện pháp khắc phục; số lượng ô tô phải triệu hồi; kế hoạch triệu hồi phù hợp; Chủ động thực hiện và tuân thủ theo đúng kế hoạch triệu hồi, đồng thời người nhập khẩu phải công bố thông tin về kế hoạch triệu hồi và danh sách ô tô phải triệu hồi trên trang thông tin điện tử của người nhập khẩu, các đại lý bán hàng một cách kịp thời, đầy đủ.

Trong quá trình thực hiện triệu hồi, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nhập khẩu về việc tiếp nhận kế hoạch triệu hồi và các yêu cầu bổ sung đối với chương trình triệu hồi (nếu có); Yêu cầu người nhập khẩu phải thực hiện việc triệu hồi; Thông tin về ô tô bị triệu hồi trên trang thông tin điện tử của Cơ quan kiểm tra; Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện triệu hồi của người nhập khẩu theo kế hoạch; Tạm dừng các thủ tục chứng nhận chất lượng đối với người nhập khẩu ô tô không thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này; Cơ quan kiểm tra sẽ xem xét dừng thủ tục kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các ô tô của cùng nhà sản xuất nếu người nhập khẩu cung cấp được bằng chứng nhà sản xuất đó không phối hợp để thực hiện kế hoạch triệu hồi; Đối với ô tô thuộc diện triệu hồi mà chưa được Cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan hải quan nơi mở tờ khai hàng hóa nhập khẩu cho phép người nhập khẩu tạm giải phóng hàng để người nhập khẩu thực hiện việc khắc phục các xe thuộc diện triệu hồi. Sau khi người nhập khẩu cung cấp danh sách các ô tô đã được khắc phục lỗi theo quy định của nhà sản xuất, Cơ quan kiểm tra tiếp tục thực hiện thủ tục kiểm tra, chứng nhận theo quy định.

Nghị định 60 cũng quy định hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu bao gồm: Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu; Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu; Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng cấp cho từng xe ô tô; Giấy chứng nhận kiểu loại VTA; Tài liệu COP cấp cho nhà sản xuất ô tô; Tài liệu xuất xử C/O; Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe; Hóa đơn thương mại kèm danh mục hàng hóa; Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy hoặc số, ngày, tháng, năm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ điện tử.

Về thủ tục, người nhập khẩu lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định và nộp cho Cơ quan kiểm tra bằng hình thức trực tuyến.

Trường hợp bất khả kháng, người nhập khẩu có thể nộp hồ sơ giấy cho Cơ quan kiểm tra.

Cơ quan kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra và trả kết quả trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc.

Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra đạt yêu cầu và hồ sơ được đánh giá đầy đủ, hợp lệ theo quy định, cơ quan kiểm tra cấp Giấy chứng nhận trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với hồ sơ điện tử) hoặc bản giấy (đối với hồ sơ giấy) cho từng xe trong toàn bộ lô xe nhập khẩu.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.