Nissan Việt Nam không đủ tiêu chuẩn lắp ráp ôtô
Theo Tổng cục Hải quan, Nissan Việt Nam không đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô
Tổng cục Hải quan mới đây đã nêu rõ trường hợp không đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô của Công ty TNHH Nissan Việt Nam khi căn cứ các quy định hiện hành.
Theo đó, tại Công văn số 4106 ngày 7/8/2012 gửi Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Tổng cục Hải quan cho rằng, do không đảm bảo tiêu chuẩn nên Nissan Việt Nam không đủ điều kiện để được phân loại và tính thuế cho các bộ linh kiện đã nhập khẩu theo thuế suất của từng linh kiện mà phải phân loại và tính thuế theo mức thuế suất áp dụng đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc.
Trước đó, ngày 8/3/2012, Nissan Việt Nam đã có văn bản gửi ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, xin được áp dụng mức thuế suất ưu đãi cho các loại linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ôtô. Văn bản được phát đi sau khi Cục Hải quan Hà Nội tiến hành kiểm tra sau thông quan tại công ty này và nhận định “Nissan Việt Nam không phải là nhà sản xuất, lắp ráp ôtô đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Công Thương”.
Theo giải trình của hãng xe Nhật Bản, mặc dù chưa có các cơ sở sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nhưng thực chất công ty này đã tiến hành lắp ráp một dòng sản phẩm thông qua hợp đồng lắp “nhờ” tại nhà máy của liên doanh ôtô Hòa Bình (VMC). Như vậy, có thể hiểu Nissan Việt Nam hoạt động như một nhà nhập khẩu ủy thác các bộ linh kiện cho VMC.
“Trên thực tế, dù việc nhập khẩu linh kiện CKD được thực hiện trực tiếp bởi Nissan Việt Nam hay do VMC ủy thác thì trị giá tính thuế nhập khẩu linh kiện CKD vẫn không thay đổi”, văn bản của hãng xe Nhật Bản giải thích. Từ đó, Nissan Việt Nam kiến nghị được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện.
Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, Tổng cục Hải quan đã nêu rõ nhận định Nissan Việt Nam không đủ tiêu chuẩn là nhà sản xuất, lắp ráp ôtô theo các quy định hiện hành, đồng thời yêu cầu Cục Hải quan Hà Nội tiến hành phân loại để xác định thuế phải thu đối với linh kiện nhập khẩu của Nissan Việt Nam.
Sau khi văn bản của Tổng cục Hải quan được phát đi, Nissan Việt Nam lại có công văn gửi Thứ trưởng Bộ Tài chính đề nghị trả lời về việc xin ưu đãi thuế.
Trong đó, công ty này “giãi bày”: “Với năm 2012, nền kinh tế gặp vô vàn khó khăn với việc sản xuất bị đình trệ, doanh số bán hàng thấp, hàng tồn kho nhiều và đặc biệt là ngành công nghiệp ôtô bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề do chính sách thắt lưng buộc bụng, hạn chế phương tiện cá nhân với nhiều loại thuế và phí tăng cao, thì việc ảnh hưởng từ chính sách thuế của Tổng cục Hải quan đến hoạt động nhập khẩu linh kiện càng làm cho khó khăn của việc kinh doanh và chiến lược đầu tư của chúng tôi tăng lên gấp bội”.
Nissan Việt Nam là liên doanh ôtô 100% vốn nước ngoài được thành lập tháng 11/2008 giữa tập đoàn Nissan Motor (Nhật Bản) và công ty ETCM (Malaysia). Giữa tháng 4/2010, Nissan Việt Nam đã tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên là mẫu xe Grand Livina. Cho đến nay, Grand Livina vẫn là mẫu xe duy nhất mang danh nghĩa lắp ráp trong nước của liên doanh này.
Năm 2012, Nissan Việt Nam đã liên tiếp giới thiệu ra thị trường nhiều mẫu xe nằm trong nhiều phân khúc khác nhau như 370Z, Murano, Teana, Juke và X-Trail. Tuy nhiên, các mẫu xe này được nhận định là đang rất thiếu khả năng cạnh tranh do mức giá được Nissan Việt Nam áp dụng thường cao hơn rất nhiều so với các mẫu xe cùng phân khúc.
Theo đó, tại Công văn số 4106 ngày 7/8/2012 gửi Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Tổng cục Hải quan cho rằng, do không đảm bảo tiêu chuẩn nên Nissan Việt Nam không đủ điều kiện để được phân loại và tính thuế cho các bộ linh kiện đã nhập khẩu theo thuế suất của từng linh kiện mà phải phân loại và tính thuế theo mức thuế suất áp dụng đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc.
Trước đó, ngày 8/3/2012, Nissan Việt Nam đã có văn bản gửi ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, xin được áp dụng mức thuế suất ưu đãi cho các loại linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ôtô. Văn bản được phát đi sau khi Cục Hải quan Hà Nội tiến hành kiểm tra sau thông quan tại công ty này và nhận định “Nissan Việt Nam không phải là nhà sản xuất, lắp ráp ôtô đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ Công Thương”.
Theo giải trình của hãng xe Nhật Bản, mặc dù chưa có các cơ sở sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nhưng thực chất công ty này đã tiến hành lắp ráp một dòng sản phẩm thông qua hợp đồng lắp “nhờ” tại nhà máy của liên doanh ôtô Hòa Bình (VMC). Như vậy, có thể hiểu Nissan Việt Nam hoạt động như một nhà nhập khẩu ủy thác các bộ linh kiện cho VMC.
“Trên thực tế, dù việc nhập khẩu linh kiện CKD được thực hiện trực tiếp bởi Nissan Việt Nam hay do VMC ủy thác thì trị giá tính thuế nhập khẩu linh kiện CKD vẫn không thay đổi”, văn bản của hãng xe Nhật Bản giải thích. Từ đó, Nissan Việt Nam kiến nghị được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo từng linh kiện.
Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, Tổng cục Hải quan đã nêu rõ nhận định Nissan Việt Nam không đủ tiêu chuẩn là nhà sản xuất, lắp ráp ôtô theo các quy định hiện hành, đồng thời yêu cầu Cục Hải quan Hà Nội tiến hành phân loại để xác định thuế phải thu đối với linh kiện nhập khẩu của Nissan Việt Nam.
Sau khi văn bản của Tổng cục Hải quan được phát đi, Nissan Việt Nam lại có công văn gửi Thứ trưởng Bộ Tài chính đề nghị trả lời về việc xin ưu đãi thuế.
Trong đó, công ty này “giãi bày”: “Với năm 2012, nền kinh tế gặp vô vàn khó khăn với việc sản xuất bị đình trệ, doanh số bán hàng thấp, hàng tồn kho nhiều và đặc biệt là ngành công nghiệp ôtô bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề do chính sách thắt lưng buộc bụng, hạn chế phương tiện cá nhân với nhiều loại thuế và phí tăng cao, thì việc ảnh hưởng từ chính sách thuế của Tổng cục Hải quan đến hoạt động nhập khẩu linh kiện càng làm cho khó khăn của việc kinh doanh và chiến lược đầu tư của chúng tôi tăng lên gấp bội”.
Nissan Việt Nam là liên doanh ôtô 100% vốn nước ngoài được thành lập tháng 11/2008 giữa tập đoàn Nissan Motor (Nhật Bản) và công ty ETCM (Malaysia). Giữa tháng 4/2010, Nissan Việt Nam đã tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên là mẫu xe Grand Livina. Cho đến nay, Grand Livina vẫn là mẫu xe duy nhất mang danh nghĩa lắp ráp trong nước của liên doanh này.
Năm 2012, Nissan Việt Nam đã liên tiếp giới thiệu ra thị trường nhiều mẫu xe nằm trong nhiều phân khúc khác nhau như 370Z, Murano, Teana, Juke và X-Trail. Tuy nhiên, các mẫu xe này được nhận định là đang rất thiếu khả năng cạnh tranh do mức giá được Nissan Việt Nam áp dụng thường cao hơn rất nhiều so với các mẫu xe cùng phân khúc.