Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia

Vinh Nguyễn
Vòng đua Go Kart ở Sepang có chiều dài 1.247 m, bề rộng mặt đường là 10 m cùng 11 đoạn cua, trong đó nhiều đoạn cua tay áo
Vòng Go Kart trong khuôn viên của Sepang International Circuit có thể xem là một giải thi đấu xe hơi thực sự và được tổ chức rất chuyên nghiệp - Ảnh: Vinh Nguyễn.
Vòng Go Kart trong khuôn viên của Sepang International Circuit có thể xem là một giải thi đấu xe hơi thực sự và được tổ chức rất chuyên nghiệp - Ảnh: Vinh Nguyễn.
Không căng thẳng, kịch tính như các giải công thức 1, nhưng vòng đua Go Kart tại sân Sepang, Malaysia cũng khiến khán giả nhiều phen "đứng tim" với các màn "đốt lốp", ôm cua mạnh bạo của các tay đua vốn chỉ quen chạy đường trường tới từ Trung Quốc và ASEAN.

Nằm trong khuôn khổ hành trình cuộc diễu hành đường trường xuyên qua Trung Quốc và 6 nước ASEAN (CAITA 2012), các thành viên gồm nhiều tay đua cùng giới truyền thông đã có dịp thử sức tại một trong hai địa điểm tổ chức giải đua công thức một nổi tiếng nhất châu Á, Sepang International Circuit.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các thành viên đoàn diễu hành, ban tổ chức chỉ cho phép các tay đua đọ tài tại sân Go Kart. Khác với nhiều quốc gia châu Á, vòng Go Kart trong khuôn khổ của Sepang International Circuit có thể xem như là giải đua xe hơi thực sự, bởi nó được tổ chức rất chuyên nghiệp.

Xe tham dự Go Kart tại Malaysia là loại một người lái. "Trái tim" của phương tiện là khối động cơ chạy bằng xăng. Toàn thân xe đua được bao bọc bởi một vòng nhựa cứng khá dày và nối với xe bằng các đoạn giảm xóc. Do vậy, nếu chẳng may các tay đua lao xe vào nhau, sức va đập cũng giảm đi phần nào.

Vòng đua Go Kart ở Sepang có chiều dài 1.247 m, bề rộng mặt đường là 10 m cùng 11 đoạn cua, trong đó nhiều đoạn cua tay áo và khá gần nhau, đòi hỏi các tay đua phải xử lý khéo léo. Xung quanh đường đua đều có các vành đai bảo vệ mềm, song một khi xảy ra tai nạn, mức độ thương tật không hề nhỏ.

Dẫu chỉ quen chạy đường trường, nhưng các tay đua CAITA dường như không hề nao núng. Ông Châu, doanh nhân đồng thời là thành viên tham dự giải CAITA 2012, cho biết cái cảm giác khi chạy qua các khúc cua và vượt những đối thủ phía trước rất phấn khích, giống như là đang đua công thức 1 thực sự.

Dưới đây là một số hình ảnh về màn "đốt lốp" của các tay đua CAITA 2012.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 1
Toàn cảnh sân Go Kart tại Sepang, Malaysia.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 2
Xung quanh đường đua là vành đai mềm gồm nhiều chồng lốp sơn trắng hoặc đỏ.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 3
Cận cảnh một chiếc xe đua Go Kart.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 4
Động cơ của xe chạy bằng xăng.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 5
Khu vực chân phanh và chân ga.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 6
Tay lái được bọc cao su khá dày và độ bám tốt.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 7
Bánh xe nhỏ nhưng dày và độ ma sát lớn.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 8
Huấn luyện viên người Malaysia công bố thể lệ cuộc đua.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 9
Một nhân viên tại sân đang trình bày cách điều khiển xe đua.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 10
Kiểm tra mũ bảo hiểm cho các thành viên đội đua trước giờ ra sân.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 11
Go Kart không chỉ dành cho giới mày râu, mà còn là nơi thu hút nhiều tay lái nữ.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 12
Xe được khởi động bằng tay, giống như chạy máy nổ.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 13
Một tay đua giơ tay chào khán giả khi chạy qua lễ đài.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 14
Về đích

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 15
Trong phòng điều khiển trung tâm, các nhân viên đang kiểm tra điểm số của những tay đua.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 16
Một tay đua Thái Lan "ngộ" nạn và đang được bác sỹ xử lý vết thương.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 17
Hồi hộp xem kết quả thi đấu của mình.

Nóng bỏng “đốt” lốp Go Kart ở Malaysia - Ảnh 18
Và sung sướng khi nhận được cúp, dù chỉ là tượng trưng.

Tin mới

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

#Auto Biz: Những lý do xe BYD khó bán tại Việt Nam

Sau màn “quay xe” của BYD từ việc xây nhà máy lắp ráp ô tô tại Việt Nam chuyển sang xe nhập khẩu về bán, nhiều người tự hỏi mục đích thực sự của BYD tại Việt Nam là gì, và liệu rằng có nên mua xe BYD ở thời điểm này hay không? Bởi xét trên nhiều khía cạnh, BYD đang đối mặt với vô vàn thách thức trước những ánh mắt dò xét của dư luận và áp lực cạnh tranh quá lớn từ VinFast.
Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

Chủ xe sau 13 năm sử dụng Nissan Navara: “Giá trị cốt lõi đã được chứng minh với nửa triệu km lăn bánh”

“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ gắn bó với một chiếc xe đến hết cuộc đời, nhưng Nissan Navara đã khiến tôi phải thay đổi quan điểm đó. Đối với tôi, chiếc xe này không chỉ là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày mà còn là một người bạn đã đồng hành cùng tôi và gia đình từ những ngày đầu lập nghiệp, cùng trải qua mọi cảm xúc, thăng trầm của cuộc sống”, anh Nguyễn Đăng Luyện (36 tuổi, Hà Nội) chia sẻ về chiếc xe Nissan Navara sau 13 năm sử dụng.
Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Ngành công nghiệp ô tô Thái Lan “đấu tranh để sinh tồn” trước làn sóng xe Trung Quốc

Chính phủ Thái Lan đang phải đối mặt với các yêu cầu cấp thiết nhằm hỗ trợ lĩnh vực sản xuất ô tô ICE trong nước trong bối cảnh xe điện Trung Quốc tràn vào. Hơn 10.000 ô tô đã làm tắc nghẽn Cảng Laem Chabang khi doanh số bán xe điện giảm mạnh, đẩy các nhà sản xuất và đại lý địa phương đến bờ vực phá sản.