Ôtô nội cần những gương mặt mới

Hiền Mai Đức Thọ
Đã từ lâu, thị trường ôtô lắp ráp trong nước chưa được chào đón những “gương mặt” mới đủ tạo nên sức ảnh hưởng đáng kể
Ngoài Chevrolet Vivant, tất cả các “nhân tố mới” trên thị trường ôtô lắp ráp trong nước một nửa năm qua đều là những cái tên cũ được khoác lên chiếc áo “phiên bản mới”.
Ngoài Chevrolet Vivant, tất cả các “nhân tố mới” trên thị trường ôtô lắp ráp trong nước một nửa năm qua đều là những cái tên cũ được khoác lên chiếc áo “phiên bản mới”.
Đã từ lâu, thị trường ôtô lắp ráp trong nước chưa được chào đón những “gương mặt” mới đủ tạo nên sức ảnh hưởng đáng kể.

Tăng nhờ “người cũ”

Mặc dù mãi lực ôtô nội trong tháng 3/2008 đã đạt được bước tăng trưởng đột biến, song vẫn chỉ dựa vào những gương mặt đã quá quen thuộc, thậm chí chuẩn bị đến tuổi “khai tử”.

Điển hình nhất là mẫu xe đa dụng Innova của Toyota Việt Nam. Ra mắt từ đầu tháng 1/2006, trong hơn 2 năm có mặt tại thị trường, mẫu xe này luôn xứng danh “bom tấn” khi lên tục là mẫu xe bán chạy nhất.

Tháng 3/2008, mẫu xe “hot” nhất này đã đạt sản lượng bán hàng 1.521 chiếc sau khi bị tụt xuống 986 chiếc trong tháng 2/2008, tăng 535 chiếc. Chính nhờ Innova mà Toyota Việt Nam trở thành hãng xe có mức tăng lớn nhất trong 16 thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA).

Tạo nên sức nóng không kém trên thị trường, một mẫu xe đa dụng khác mang thương hiệu Chevrolet là chiếc Captiva đã trở thành “người cũ” thứ hai giúp thị trường xe hơi nội địa tháng vừa qua có được bước phát triển đáng nể đồng thời thiết lập “đỉnh” mới về doanh số của 16 thành viên VAMA.

Tuy không có được doanh số “hàng khủng” như Toyota Innova nhưng Chevrolet Captiva lại có vai trò “cứu cánh” cho liên doanh GM-Deawoo (Vidamco). Tháng 3/2008, Chevrolet Captiva đã đạt doanh số 619 chiếc, tăng 335 chiếc so với tháng 2/2008.

Như vậy, chỉ riêng 2 gương mặt cũ này đã đóng góp vào gần một nửa mức tăng trưởng của cả phân khúc xe du lịch (SUV, MPV, sedan) tháng cuối cùng của quý 1/2008 với 870 chiếc. Toàn bộ phân khúc xe du lịch tháng vừa qua cũng chỉ tăng được 2.067 chiếc.

Nhạt nhòa “người mới”

Một lý do khiến 2 gương mặt “cũ kỹ” trên vẫn trở thành “cứu cánh” cho thị trường, đặc biệt là trước sức ép của xe nhập khẩu, không phải bởi chúng vẫn quá ăn khách đến vậy mà bởi chưa có gương mặt mới nào đủ sức vượt qua.

Đây cũng chính là căn nguyên để thị trường đã từng đặt kỳ vọng lớn vào gương mặt mới cũng mang thương hiệu Chevrolet, chiếc đa dụng 7 chỗ ngồi Vivant, khi nó được liên doanh Vidamco giới thiệu ra thị trường hồi cuối tháng 1/2008.

Sở dĩ nhiều người đặt kỳ vọng vào mẫu xe này là bởi nó có khá nhiều thế mạnh như thương hiệu (Chevrolet, giống như “đàn anh” Captiva), giá rẻ (21.200 – 23.900 USD/chiếc tùy từng phiên bản, thấp hơn khá nhiều so với Toyota Innova) và cả bởi nó thuộc phân khúc xe đa dụng đang rất ăn khách trên thị trường. Với tất cả những thế mạnh này, không có lý do gì để Vivant chịu thua 2 gương mặt cũ kia.

Thậm chí ngay cả nhà sản xuất là liên doanh Vidamco cũng đã đặt kỳ vọng lớn vào Chevrolet Vivant khi lên kế hoạch tăng năng lực sản xuất của mẫu xe này lên đến 500 chiếc/tháng.

Tuy nhiên thực tế lại khác rất nhiều. Tưởng như sau tháng đầu tiên có mặt tại thị trường với doanh số lẹt đẹt 124 chiếc, Chevrolet Vivant sẽ có cuộc bứt phá ngoạn mục trong tháng 3/2008 thì ngược lại, sản lượng bán của Vivant thậm chí còn tụt xuống con số tròn chĩnh 100 chiếc.

Một trong những lý do khiến người tiêu dùng Việt Nam “thờ ơ” với Chevrolet Vivant là mẫu xe này thực chất là một mẫu xe đã khá “già” ở thị trường Bắc Mỹ, thiết kế hơi “cổ lỗ” và đặc biệt không gian nội thất quá hẹp so với một chiếc đa dụng thông thường.

Ngoài Chevrolet Vivant, tất cả các “nhân tố mới” trên thị trường ôtô lắp ráp trong nước một nửa năm qua đều là những cái tên cũ được khoác lên chiếc áo “phiên bản mới”. Trong đó Toyota Vios nếu không là phiên bản mới của chiếc Vios cũ thì bản chất lại là mẫu Yaris sedan tại thị trường Mỹ, Mitsubishi năm vừa qua cũng chưa có sản phẩm nào mới ngoài phiên bản 2008 của Grandis, và Ford Escape, Transit hay Everest được tung ra thị trường mới đây cũng đều là phiên bản cũ được mặc “áo mới”.

Bởi thế, sẽ không khó hiểu khi tất cả những gương mặt mới này chẳng mang lại được chuyển biến đáng kể nào cho thị trường thời gian qua.

Tuy nhiên, thị trường cũng đang hy vọng nửa cuối năm 2008 sẽ là quãng thời gian sôi động (mặc dù giá bán sẽ tăng) từ sự xuất hiện của những cái tên được dự báo sẽ khá “ăn khách”. Mặc dù chưa có kế hoạch cụ thể và cũng chỉ dừng lại ở mức “đồn đoán” song thị trường nửa cuối năm 2008 có thể sẽ có sự góp mặt của khá nhiều cái tên như Toyota Corolla thế hệ mới, Mitsubishi Zinger.

Honda là hãng xe kín tiếng nhất nên những dự đoán (và hy vọng) vẫn đang xoay quanh một trong những mẫu hạng nhỏ Fit hoặc Stream, chiếc đa dụng CR-V hay thậm chí là mẫu sedan Accord 2008 để làm đối trọng với Toyota Camry 2007.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.