Ôtô Triều Tiên từng bán ở Việt Nam
Ít ai dám nghĩ rằng ngành công nghiệp sản xuất ôtô là thứ tồn tại ở Triều Tiên
Triều Tiên có một hãng sản xuất ôtô duy nhất có tên Pyeonghwa Motors, và xe của hãng này đã từng được bán ở Việt Nam qua công ty Mekong Auto.
Có lẽ, ít ai dám nghĩ rằng ngành công nghiệp sản xuất ôtô là thứ tồn tại ở Triều Tiên, quốc gia có nền kinh tế đóng kín nhất thế giới. Tuy nhiên, theo trang Carscoops, Triều Tiên vẫn có một hãng ôtô, với cái tên có nghĩa là “hòa bình”.
Hãng này được thành lập vào năm 1999 bởi tổ chức Giáo hội Thống nhất (Unification Church) từ Hàn Quốc. Đây là tổ chức được lập nên bởi một người có tên là Sun Myung Moon (1920-2012), một “đại gia” ngành truyền thông tự xưng là “đấng cứu tinh”.
Bắt tay cùng với Giáo hội Thống nhất trong liên doanh này là công ty quốc doanh Ryonbong General Corporation của Triều Tiên.
Từ ngày thành lập, Pyeonghwa chưa khi nào đạt được thành công về tài chính, bởi ở Triều Tiên, xe hơi còn là một thứ quá đỗi xa xỉ đối với đại bộ phận dân chúng. Đã có lần, Pyeonghwa tuyên bố làm ăn có lãi, nhưng không mấy ai tin điều này.
Đến thời điểm hiện tại, hãng xe này đã không còn hoạt động. Mặc dù vậy, Pyeonghwa vẫn là công ty duy nhất ở Triều Tiên có quyền sản xuất xe mới, cũng như mua và bán xe đã qua sử dụng.
Pyeonghwa được xem nhà một công cụ ngoại giao để đưa hai miền Triều Tiên xích lại gần nhau hơn, thay vì là một công ty kinh doanh. Mặc dù có công suất là 10.000 xe mỗi năm, Pyeonghwa chỉ sản xuất có 314 xe vào năm 2003 và khoảng 400 xe vào năm 2005.
Do tình trạng ế ẩm ở trong nước, hãng này đã xuất khẩu sản phẩm sang một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Một số nguồn đã đăng ảnh chụp xe gắn logo của Pyeonghwa xuất hiện ở Việt Nam.
Theo trang Bestsellingcarsblog, chiếc xe pickup thuộc dòng Premio của Pyeonghwa đã được nhập vào Việt Nam qua hãng Mekong Auto. Tuy nhiên, tìm kiếm trên website của Mekong Auto hiện không cho thấy thông tin nào về chiếc xe này hay Pyeonghwa.
Một bức ảnh khác cho thấy chiếc xe Pyeonghwa dòng Pronto được cho là xuất hiện ở Phan Thiết.
Có thể do thiếu năng lực về công nghệ và tài chính, các mẫu xe của Pyeonghwa là sự “vay mượn” mẫu mã và công nghệ của nhiều thương hiệu xe khác nhau, từ chiếc Chairman của SsangYong, chiếc W210 Mercedes-Benz E-Class, các mẫu của hãng Brilliance của Trung Quốc, rồi chiếc Toyota Hiace…
Sau một thời gian dài chật vật tồn tại mà không đưa ra được mẫu xe nào thực sự là của mình, Pyeonghwa Motors đã tuyên bố ngừng hoạt động vào tháng 11 năm ngoái.
Hiện tại, giám đốc điều hành của Pyeonghwa là ông Park Sang Kwon đã nộp đơn lên nhà chức trách Triều Tiên xin được thành lập một công ty mới.
Có lẽ, ít ai dám nghĩ rằng ngành công nghiệp sản xuất ôtô là thứ tồn tại ở Triều Tiên, quốc gia có nền kinh tế đóng kín nhất thế giới. Tuy nhiên, theo trang Carscoops, Triều Tiên vẫn có một hãng ôtô, với cái tên có nghĩa là “hòa bình”.
Hãng này được thành lập vào năm 1999 bởi tổ chức Giáo hội Thống nhất (Unification Church) từ Hàn Quốc. Đây là tổ chức được lập nên bởi một người có tên là Sun Myung Moon (1920-2012), một “đại gia” ngành truyền thông tự xưng là “đấng cứu tinh”.
Bắt tay cùng với Giáo hội Thống nhất trong liên doanh này là công ty quốc doanh Ryonbong General Corporation của Triều Tiên.
Từ ngày thành lập, Pyeonghwa chưa khi nào đạt được thành công về tài chính, bởi ở Triều Tiên, xe hơi còn là một thứ quá đỗi xa xỉ đối với đại bộ phận dân chúng. Đã có lần, Pyeonghwa tuyên bố làm ăn có lãi, nhưng không mấy ai tin điều này.
Đến thời điểm hiện tại, hãng xe này đã không còn hoạt động. Mặc dù vậy, Pyeonghwa vẫn là công ty duy nhất ở Triều Tiên có quyền sản xuất xe mới, cũng như mua và bán xe đã qua sử dụng.
Pyeonghwa được xem nhà một công cụ ngoại giao để đưa hai miền Triều Tiên xích lại gần nhau hơn, thay vì là một công ty kinh doanh. Mặc dù có công suất là 10.000 xe mỗi năm, Pyeonghwa chỉ sản xuất có 314 xe vào năm 2003 và khoảng 400 xe vào năm 2005.
Do tình trạng ế ẩm ở trong nước, hãng này đã xuất khẩu sản phẩm sang một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Một số nguồn đã đăng ảnh chụp xe gắn logo của Pyeonghwa xuất hiện ở Việt Nam.
Theo trang Bestsellingcarsblog, chiếc xe pickup thuộc dòng Premio của Pyeonghwa đã được nhập vào Việt Nam qua hãng Mekong Auto. Tuy nhiên, tìm kiếm trên website của Mekong Auto hiện không cho thấy thông tin nào về chiếc xe này hay Pyeonghwa.
Một bức ảnh khác cho thấy chiếc xe Pyeonghwa dòng Pronto được cho là xuất hiện ở Phan Thiết.
Có thể do thiếu năng lực về công nghệ và tài chính, các mẫu xe của Pyeonghwa là sự “vay mượn” mẫu mã và công nghệ của nhiều thương hiệu xe khác nhau, từ chiếc Chairman của SsangYong, chiếc W210 Mercedes-Benz E-Class, các mẫu của hãng Brilliance của Trung Quốc, rồi chiếc Toyota Hiace…
Sau một thời gian dài chật vật tồn tại mà không đưa ra được mẫu xe nào thực sự là của mình, Pyeonghwa Motors đã tuyên bố ngừng hoạt động vào tháng 11 năm ngoái.
Hiện tại, giám đốc điều hành của Pyeonghwa là ông Park Sang Kwon đã nộp đơn lên nhà chức trách Triều Tiên xin được thành lập một công ty mới.