Phó thủ tướng yêu cầu “xem lại” công nghiệp ôtô

An Nhi
Các ngành liên quan được giao nhiệm vụ rà soát thực trạng và nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển công nghiệp ôtô
Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, hoàn thiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, hoàn thiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu các bộ, ngành liên quan tổ chức rà soát, phân tích thực trạng của ngành công nghiệp ôtô; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ôtô.

Cụ thể, sau khi làm việc với các ngành và Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải trao đổi, thống nhất các giải pháp gỡ khó cho ngành công nghiệp ôtô. Đồng thời, cần tập trung đến các chính sách phát triển công nghiệp ôtô trong dài hạn, đặc biệt chú ý đến các chính sách thuế - phí, đầu tư hay các ưu đãi để báo cáo Thủ tướng ngay trong tháng 1/2013.

Về phía Bộ Công Thương, Phó thủ tướng yêu cầu phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng một số ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện “Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.

Trong đó, cần phân tích kỹ hiện trạng của ngành; kết quả thực hiện những nội dung trong “Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô đến năm 2010”; nêu rõ những ưu - nhược điểm và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; bổ sung các số liệu cần thiết; phân tích kỹ xu hướng phát triển của thị trường và ngành công nghiệp ôtô thế giới và kinh nghiệm chính sách liên quan của các nước đối với ngành công nghiệp ôtô trong nước, nhất là những nước có trình độ phát triển tương đương Việt Nam.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu các bộ xác định rõ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam, bao gồm cả công nghiệp hỗ trợ, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; quan điểm phát triển công nghiệp ôtô và nguyên tắc thực hiện nhất quán, thống nhất trong suốt khoảng thời gian thực hiện chiến lược, quy hoạch; lựa chọn và có định hướng phát triển cụ thể, dài hạn cho từng phân ngành; làm rõ các phương án thị trường, các giải pháp cụ thể thực hiện chiến lược, quy hoạch, lộ trình và phân công thực hiện.

Tin mới

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Bị “nhấn chìm” trên sân nhà, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài

Đợt giảm giá xe do Tesla khởi xướng vào năm 2022 đã phát triển thành một cuộc chiến về giá toàn ngành đang nhấn chìm gần như tất cả các nhà sản xuất ô tô đang hoạt động tại Trung Quốc. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nước hiện đang thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các cơ hội tăng trưởng mới ở nước ngoài.
BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

BMW đặt cược vào thiết kế và tái chế để giảm chi phí pin xe điện

Giám đốc tài chính Nicolas Peter cho biết BMW đang đặt cược vào vấn đề thiết kế và tái chế hiệu quả để giảm chi phí pin và tránh đầu tư vào khai thác mỏ. Điều này khiến nhà sản xuất ô tô của Đức khác biệt với một số đối thủ hiện đang đào sâu vào chuỗi cung ứng.
THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

THACO INDUSTRIES phát triển cơ khí chế tạo, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Xác định tính tự chủ của một nền công nghiệp là từ công nghiệp hỗ trợ cùng với đó là cơ hội từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng về gia công, chủ yếu là gia công cơ khí, THACO INDUSTRIES đã tiên phong đầu tư phát triển cơ khí chế tạo công nghệ cao, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác nhằm nâng cao năng lực gia công cơ khí, thực hiện chiến lược tự chủ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại về khoáng sản cho sản xuất pin xe điện

Mỹ - Nhật Bản vừa công bố một thỏa thuận thương mại về khoáng sản phục vụ sản xuất pin xe điện. Đây là chìa khóa để củng cố chuỗi cung ứng pin của hai quốc gia và cấp cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quyền tiếp cận rộng hơn với khoản tín dụng thuế EV theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mới trị giá 7.500 USD của Mỹ.