Sẽ có đủ nhiên liệu điện tử để “cứu” xe dùng động cơ đốt trong?

Hoàng Lâm
Nhiên liệu điện tử được cho có thể kéo dài sự tồn tại của động cơ đốt trong (ICE), giữ cho công nghệ này phù hợp trong một thế giới đòi hỏi giao thông vận tải bền vững hơn. Nhưng liệu có đủ nhiên liệu tổng hợp này để sử dụng không?

“Con ngựa thành Troy”

Sẽ có đủ nhiên liệu điện tử để “cứu” xe dùng động cơ đốt trong? - Ảnh 1

Nhóm nghiên cứu Giao thông và Môi trường xanh (T&E) tuyên bố sẽ chỉ có đủ nhiên liệu điện tử để cung cấp năng lượng cho khoảng 2% tổng số ô tô trên các con đường của châu Âu vào năm 2035. Tuy nhiên, Liên minh nhiên liệu điện tử, một tổ chức cam kết trung hòa carbon nhiên liệu, chỉ ra một tỷ lệ % cao hơn sẽ có sẵn sớm hơn.

Kết hợp hydro và CO2, quy trình điện hóa lỏng tạo ra hydrocarbon tổng hợp, một phiên bản nhân tạo của hóa chất có trong nhiên liệu hóa thạch. Sau đó, một quy trình lọc sẽ tách ra các loại nhiên liệu điện tử khác nhau cho các ứng dụng cụ thể, bao gồm ô tô và hàng không.

Những người ủng hộ cho rằng nhiên liệu điện tử có thể được sử dụng trong các phương tiện mới và đã qua sử dụng như một giải pháp bổ sung để kết hợp với nhiên liệu hóa thạch hoặc như một nguồn năng lượng độc lập. Với mục tiêu giảm 100% lượng khí thải carbon sắp xảy ra vào năm 2035 được đặt ra cho ô tô mới ở châu Âu, những loại nhiên liệu tổng hợp này có tiềm năng duy trì sự tồn tại của các mẫu xe ICE trên đường.

Nhưng sử dụng dữ liệu từ Concawe, đơn vị nghiên cứu của ngành công nghiệp lọc dầu, T&E dự báo rằng chỉ 5 triệu trong số 287 triệu ô tô trên đường của châu Âu vào năm 2035 có thể tận dụng nhiên liệu điện tử. Con số 2% này sẽ chỉ tăng lên 3% nếu đội xe hiện tại chuyển sang xe plug-in hybrid (PHEV).

Nhóm nghiên cứu môi trường đã sử dụng dự báo này để chứng minh niềm tin của mình rằng nhiên liệu điện tử thực chất chỉ là một chiến thuật đình trệ được các công ty dầu mỏ và nhà sản xuất động cơ triển khai để tránh chuyển sang công nghệ không phát thải. Nó kêu gọi các nhà lập pháp EU chống lại sự “cám dỗ” của lỗ hổng nhiên liệu tổng hợp trong các quy tắc nhắm mục tiêu khí thải.

Sẽ có đủ nhiên liệu điện tử để “cứu” xe dùng động cơ đốt trong? - Ảnh 2

Yoann Gimbert, nhà phân tích di động điện tử tại T&E cho biết: “Nhiên liệu điện tử được coi là một cách trung hòa carbon để kéo dài tuổi thọ của công nghệ động cơ đốt trong. Nhưng dữ liệu riêng của ngành cho thấy sẽ chỉ đủ cho một phần rất nhỏ ô tô trên đường. Các nhà lập pháp nên đóng cánh cửa trước “Con ngựa thành Troy” này đối với ngành nhiên liệu hóa thạch”.

T&E giải thích dự báo của ngành dựa trên sản xuất nhiên liệu điện tử ở EU nhưng bao gồm cả carbon thu được từ các nguồn phát thải công nghiệp. Nhiên liệu tổng hợp được tạo ra bằng carbon từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch có khả năng khóa đầu tư vào các nguồn hóa thạch, làm chậm quá trình khử carbon. Nghiên cứu cũng cho biết các dự đoán cũng không xác định rõ ràng lượng năng lượng tái tạo sẽ được sử dụng trong quá trình tạo ra nhiên liệu điện tử.

Nhóm chỉ ra rằng các kế hoạch nhập khẩu nhiên liệu điện tử của ngành là không thực tế vì các địa điểm sản xuất và tiêu chuẩn cần thiết để chứng nhận không tồn tại. Sử dụng nhiên liệu tổng hợp từ các quốc gia khác cũng có thể làm trì hoãn các nỗ lực khử carbon ở các nền kinh tế kém phát triển.

Gimbert phân tích: “Ở châu Âu, nhiên liệu điện tử dành cho ô tô sẽ hút hết điện năng tái tạo cần thiết cho phần còn lại của nền kinh tế. Nhiên liệu tổng hợp được sản xuất ở châu Âu nên được ưu tiên cho máy bay và tàu thủy, hầu hết chúng không thể sử dụng pin để khử carbon”.

Quan điểm trái chiều

Nhưng Tiến sĩ Tobias Block, người đứng đầu chiến lược và nội dung tại Liên minh nhiên liệu điện tử lập luận phản bác lại rằng ý định của T&E rất rõ ràng. Ông nói: “Vị trí của họ nghiên cứu là một lĩnh vực hoàn toàn chạy bằng điện mà không có bất kỳ vai trò nào đối với động cơ đốt trong trung hòa với khí hậu”

Block tiếp tục đưa ra một “bộ sưu tập” các lời chỉ trích tại ấn phẩm dài 13 trang của T&E. Ông chỉ ra phân tích của eFuel Alliance, trong đó phát hiện ra hỗn hợp ít nhất 5% nhiên liệu tổng hợp sẽ có thể xuất hiện ở thị trường châu Âu vào năm 2030. “5% nhiên liệu điện tử là đủ để cung cấp năng lượng cho 40 triệu phương tiện và tránh được 60 triệu tấn CO2 khí thải”, Block nói. Cấp độ cao hơn này cũng được hỗ trợ bởi các thành viên của liên minh, những người tuyên bố có khả năng tăng năng lực sản xuất để đáp ứng mục tiêu.

Sẽ có đủ nhiên liệu điện tử để “cứu” xe dùng động cơ đốt trong? - Ảnh 3

Block cũng chỉ ra nghiên cứu của Concawe không bao gồm việc nhập khẩu nhiên liệu điện tử vào châu Âu. “Nhiên liệu điện tử sẽ được sản xuất chủ yếu ở các khu vực, trong đó sản xuất điện tái tạo rẻ và có tiềm năng dồi dào. Vì lý do đó, các dự án đầu tiên được công bố ở Chile, Úc hoặc Trung Đông”, ông Block nhấn mạnh. Vì vậy, nếu các địa điểm sản xuất này bị bỏ qua thì sự sẵn có của nhiên liệu tổng hợp sẽ thấp hơn nhiều.

Hơn nữa, nghiên cứu Concawe không tồn tại một cách độc lập. Có nhiều nghiên cứu khác đã xem xét việc sản xuất nhiên liệu điện tử trên toàn cầu. Block thông tin: “Ví dụ, trường đại học LUT của Phần Lan đã có dự đoán tiềm năng to lớn của nhiên liệu điện tử vào năm 2030”.

Ông giải thích thêm nếu nhiên liệu tổng hợp không có sẵn, các phương tiện hiện có sẽ tiếp tục dựa vào nhiên liệu có nguồn gốc từ hóa thạch. Để đảm bảo một nơi trong số các hệ thống di động của tương lai, nhiên liệu điện tử sẽ tiếp tục phụ thuộc vào một khuôn khổ chính trị hỗ trợ, một khuôn khổ không phải lúc nào cũng hiện hữu. Vì vậy, tương lai của nhiên liệu tổng hợp dường như vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn khi các cuộc tranh luận về nguồn cung cấp, tính bền vững và tiềm năng đơn giản vẫn có thể tiếp tục diễn ra.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.