“Sẽ tiếp tục giảm bảo hộ công nghiệp ôtô”
Hỏi chuyện ông Hà Huy Tuấn - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính
Hỏi chuyện ông Hà Huy Tuấn - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính.
Ông đánh giá như thế nào về chính sách thuế đối với ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua, nhất là khi gần đây dư luận cho rằng ngành này vẫn được Nhà nước “cưng chiều” bảo hộ?
Trong hơn 10 năm kể từ năm 1991, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được quy định ở mức cao (100% đối với xe chở người và xe chở hàng có tổng trọng tải dưới 5 tấn); trong khi đó thuế suất thuế nhập khẩu đối với bộ linh kiện CKD, IKD để lắp ráp ô tô được quy định ở mức tương đối thấp (3%-25%).
Đồng thời với mức thuế cao, Nhà nước còn duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu (trên thực tế là cấm nhập vì hầu như không cấp giấy phép cho nhập khẩu). Khi Nhà nước quy định áp dụng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô từ năm 1999 thì mức thuế thuế tiêu thụ đặc biệt xe ô tô sản xuất trong nước được ưu đãi giảm 95% mức thuế phải nộp trong 5 năm.
Quy định trên đã có tác dụng tích cực, góp phần hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập và thực tế điều hành trong nước, trong thời gian qua Nhà nước đã giảm dần bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô để thúc đẩy ngành này phải có những chuyển biến để nâng cao tính cạnh tranh.
Trước hết, đó là việc xoá bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu, cho nhập khẩu tự do đối với các loại xe. Trong đó cho phép nhập khẩu xe dưới 9 chỗ loại mới từ năm 2003 và đến tháng 5/2006 tiếp tục cho nhập khẩu xe dưới 9 chỗ từ tháng 5/2006. Giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, trong đó ô tô chở người mới thuế suất được giảm từ 100% xuống 90% vào tháng 11/2005; giảm xuống 80% vào 11/1/2007 và giảm tiếp xuống 70% vào ngày 8/8/2007.
Đối với ô tô cũ, thuế tuyệt đối cũng đã qua 2 lần giảm thuế, mức thuế tuyệt đối hiện đang áp dụng thấp hơn mức 20% so với mức quy định ban đầu.
Đối với phụ tùng, từ năm 2006 đã chuyển từ việc tính thuế theo bộ linh kiện CKD sang tính thuế theo từng linh kiện phụ tùng, trong đó những phụ tùng nào trong nước không sản xuất được quy định mức thuế suất thấp, những mặt hàng nào trong nước đã sản xuất được quy định mức thuế suất bảo hộ hợp lý (15% đến 30% tuỳ từng loại).
Đối với thuế thuế tiêu thụ đặc biệt, đã giảm dần ưu đãi đối với các ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, cụ thể: từ năm 1999 đến năm 2003, ưu đãi giảm 95% thuế thuế tiêu thụ đặc biệt; sang năm 2004 giảm 70%; năm 2005 giảm 50% và năm 2006 áp dụng mức thuế thuế tiêu thụ đặc biệt thống nhất cho cả xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước, không ưu đãi giảm thuế cho xe sản xuất trong nước.
Giảm bảo hộ, tăng cạnh tranh - song giá xe trong nước cũng vẫn rất cao so với khu vực và thế giới, vậy đâu là nguyên nhân của thực tế này, thưa ông?
Việc giảm dần bảo hộ đã có tác động tích cực đến giá ô tô trong nước, cụ thể: trong các năm 2004, 2005 luôn có tình trạng khi Nhà nước điều chỉnh thuế thì các doanh nghiệp tăng giá tương ứng với mức tăng thuế mà không tính đến phương án giảm chi phí sản suất, giảm giá linh kiện đầu vào.
Nhưng sang năm 2006, tình trạng này đã không còn nữa. Khi thuế thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất trong nước được điều chỉnh từ 40% lên 50% thì giá xe không tăng mà còn giảm nhẹ vì Nhà nước đã có những biện pháp giảm bảo hộ như đã trình bày ở trên.
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực, tuy nhiên giá xe trong nước vẫn cao so với giá xe của các nước khác trên thế giới. Việc giá xe cao có nhiều nguyên nhân trong đó thuế nhập khẩu linh kiện, thuế thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng chiếm đến 47% đến 53% so với giá bán (trong tổng số thuế phải nộp thì thuế thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm đến 63%).
Nhu cầu được mua xe giá rẻ của người dân là chính đáng, tuy nhiên trong điều kiện nước ta là nước đang phát triển, trên 70% là nông dân, thu nhập của người dân nói chung còn thấp và chỉ có một số bộ phận có nhu cầu mua xe và những người có thu nhập cao mới có khả năng mua xe, xe ô tô chưa phải là nhu cầu thiết yếu của đại bộ phận dân chúng, chưa khuyến khích tiêu dùng đại trà hàng hoá này.
Vì lẽ đó việc đánh thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với mức như hiện hành là để động viên ngân sách và số tiền thuế ấy sẽ được sử dụng vào các mục đích phục vụ cho đại đa số người dân.
Vậy chính sách thuế đối với ngành ô tô trong thời gian tới sẽ được xây dựng theo hướng nào để ngành này có thể phát triển thực sự và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng?
Trong thời gian tới, chính sách thuế đối với ô tô và phụ tùng ô tô sẽ có những thay đổi thông qua việc thực hiện cam kết WTO, CEPT/AFTA, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc và các cam kết khác trong tương lai. Bộ Tài chính dự kiến sẽ tiếp tục giảm bảo hộ đối với xe nguyên chiếc cũ và mới để các doanh nghiệp trong nước nâng cao tính cạnh tranh.
Rà soát thuế nhập khẩu phụ tùng để giảm thuế đối với các loại phụ tùng trong nước không sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không có tính cạnh tranh trong tương lai. Việc giảm thuế sẽ có lộ trình và bước đi thích hợp.
Ông đánh giá như thế nào về chính sách thuế đối với ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua, nhất là khi gần đây dư luận cho rằng ngành này vẫn được Nhà nước “cưng chiều” bảo hộ?
Trong hơn 10 năm kể từ năm 1991, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc được quy định ở mức cao (100% đối với xe chở người và xe chở hàng có tổng trọng tải dưới 5 tấn); trong khi đó thuế suất thuế nhập khẩu đối với bộ linh kiện CKD, IKD để lắp ráp ô tô được quy định ở mức tương đối thấp (3%-25%).
Đồng thời với mức thuế cao, Nhà nước còn duy trì chính sách hạn chế nhập khẩu thông qua việc cấp giấy phép nhập khẩu (trên thực tế là cấm nhập vì hầu như không cấp giấy phép cho nhập khẩu). Khi Nhà nước quy định áp dụng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô từ năm 1999 thì mức thuế thuế tiêu thụ đặc biệt xe ô tô sản xuất trong nước được ưu đãi giảm 95% mức thuế phải nộp trong 5 năm.
Quy định trên đã có tác dụng tích cực, góp phần hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô trong giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập và thực tế điều hành trong nước, trong thời gian qua Nhà nước đã giảm dần bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô để thúc đẩy ngành này phải có những chuyển biến để nâng cao tính cạnh tranh.
Trước hết, đó là việc xoá bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu, cho nhập khẩu tự do đối với các loại xe. Trong đó cho phép nhập khẩu xe dưới 9 chỗ loại mới từ năm 2003 và đến tháng 5/2006 tiếp tục cho nhập khẩu xe dưới 9 chỗ từ tháng 5/2006. Giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, trong đó ô tô chở người mới thuế suất được giảm từ 100% xuống 90% vào tháng 11/2005; giảm xuống 80% vào 11/1/2007 và giảm tiếp xuống 70% vào ngày 8/8/2007.
Đối với ô tô cũ, thuế tuyệt đối cũng đã qua 2 lần giảm thuế, mức thuế tuyệt đối hiện đang áp dụng thấp hơn mức 20% so với mức quy định ban đầu.
Đối với phụ tùng, từ năm 2006 đã chuyển từ việc tính thuế theo bộ linh kiện CKD sang tính thuế theo từng linh kiện phụ tùng, trong đó những phụ tùng nào trong nước không sản xuất được quy định mức thuế suất thấp, những mặt hàng nào trong nước đã sản xuất được quy định mức thuế suất bảo hộ hợp lý (15% đến 30% tuỳ từng loại).
Đối với thuế thuế tiêu thụ đặc biệt, đã giảm dần ưu đãi đối với các ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, cụ thể: từ năm 1999 đến năm 2003, ưu đãi giảm 95% thuế thuế tiêu thụ đặc biệt; sang năm 2004 giảm 70%; năm 2005 giảm 50% và năm 2006 áp dụng mức thuế thuế tiêu thụ đặc biệt thống nhất cho cả xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước, không ưu đãi giảm thuế cho xe sản xuất trong nước.
Giảm bảo hộ, tăng cạnh tranh - song giá xe trong nước cũng vẫn rất cao so với khu vực và thế giới, vậy đâu là nguyên nhân của thực tế này, thưa ông?
Việc giảm dần bảo hộ đã có tác động tích cực đến giá ô tô trong nước, cụ thể: trong các năm 2004, 2005 luôn có tình trạng khi Nhà nước điều chỉnh thuế thì các doanh nghiệp tăng giá tương ứng với mức tăng thuế mà không tính đến phương án giảm chi phí sản suất, giảm giá linh kiện đầu vào.
Nhưng sang năm 2006, tình trạng này đã không còn nữa. Khi thuế thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất trong nước được điều chỉnh từ 40% lên 50% thì giá xe không tăng mà còn giảm nhẹ vì Nhà nước đã có những biện pháp giảm bảo hộ như đã trình bày ở trên.
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực, tuy nhiên giá xe trong nước vẫn cao so với giá xe của các nước khác trên thế giới. Việc giá xe cao có nhiều nguyên nhân trong đó thuế nhập khẩu linh kiện, thuế thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng chiếm đến 47% đến 53% so với giá bán (trong tổng số thuế phải nộp thì thuế thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm đến 63%).
Nhu cầu được mua xe giá rẻ của người dân là chính đáng, tuy nhiên trong điều kiện nước ta là nước đang phát triển, trên 70% là nông dân, thu nhập của người dân nói chung còn thấp và chỉ có một số bộ phận có nhu cầu mua xe và những người có thu nhập cao mới có khả năng mua xe, xe ô tô chưa phải là nhu cầu thiết yếu của đại bộ phận dân chúng, chưa khuyến khích tiêu dùng đại trà hàng hoá này.
Vì lẽ đó việc đánh thuế thuế tiêu thụ đặc biệt với mức như hiện hành là để động viên ngân sách và số tiền thuế ấy sẽ được sử dụng vào các mục đích phục vụ cho đại đa số người dân.
Vậy chính sách thuế đối với ngành ô tô trong thời gian tới sẽ được xây dựng theo hướng nào để ngành này có thể phát triển thực sự và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng?
Trong thời gian tới, chính sách thuế đối với ô tô và phụ tùng ô tô sẽ có những thay đổi thông qua việc thực hiện cam kết WTO, CEPT/AFTA, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc và các cam kết khác trong tương lai. Bộ Tài chính dự kiến sẽ tiếp tục giảm bảo hộ đối với xe nguyên chiếc cũ và mới để các doanh nghiệp trong nước nâng cao tính cạnh tranh.
Rà soát thuế nhập khẩu phụ tùng để giảm thuế đối với các loại phụ tùng trong nước không sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không có tính cạnh tranh trong tương lai. Việc giảm thuế sẽ có lộ trình và bước đi thích hợp.