Siêu xe ồ ạt rời Italy

Hữu Tuyến
Italy, quê hương của các dòng siêu xe hàng đầu thế giới đang phải chứng kiến làn sóng bán tháo siêu xe đã qua sử dụng
Siêu xe thưa dần trên đường phố Italy - Ảnh: Bobi.
Siêu xe thưa dần trên đường phố Italy - Ảnh: Bobi.
Tình trạng khủng hoảng kinh tế và nợ công có chiều hướng gia tăng khiến Chính phủ Italy phải tiến hành nhiều biện pháp thắt chặt kinh tế. Một trong số đó là đánh thuế nặng với các mặt hàng xa xỉ phẩm, mà đặc biệt là xe hơi từ hạng sang cho đến siêu xe.

Italy, quê hương của các dòng siêu xe hàng đầu thế giới đang phải chứng kiến làn sóng bán tháo siêu xe đã qua sử dụng, sau khi mức thuế mới mà chính phủ áp cho mặt hàng này bị đẩy lên quá cao. Ở nhiều nơi trên đất nước hình chiếc ủng, dễ dàng bắt gặp cảnh tượng hàng chục siêu xe mang các thương hiệu đình đám như Lamborghini, Ferrari và Maserati nằm phủ bụi chờ bán.

Biểu tượng trên đường phố Italy đang biến mất dần, chứng tỏ mức độ sâu sắc của khủng hoảng đang diễn ra ở nơi đây. Giờ đây, không phải lúc nào cũng có cơ hội nhìn thấy một chiếc siêu xe đắt tiền lang thang trên đường phố như trước nữa.

Những người đang sở hữu siêu xe không còn dám “nuôi” xe bởi chi phí quá cao và tìm cách bán tháo ra nước ngoài. Các biện pháp đánh thuế mạnh vào hàng hóa đắt tiền và tình trạng cắt giảm ngân sách chính phủ đang khiến nhu cầu mua siêu xe mới tại đây giảm mạnh. Với mức thuế mới của chính phủ, một chủ xe Lamborghini Aventador (giá 316.000 euro) sẽ phải nộp 8.400 euro tiền thuế cho mỗi năm sử dụng.

Theo số liệu thống kê ước tính của IHSA, tổng số siêu xe mới mang thương hiệu Ferrari và Maserati tiêu thụ trong thời gian qua đã giảm đến 47% từ 1.116 chiếc năm 2008 xuống còn khoảng 593 chiếc trong năm nay.

Trong khi đó, lượng siêu xe đã qua sử dụng xuất khẩu từ Italy năm nay đã tăng gấp 3 so với năm ngoái. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2012, lượng siêu xe xuất khẩu (cả cũ lẫn mới) đã lên đến 13.633 chiếc, cao hơn nhiều so với con số 4.923 xe của năm ngoái.

Không chỉ siêu xe có nguồn gốc từ Italy hứng chịu “thảm cảnh” bán tháo, một thương hiệu xe cao cấp của Đức là Porsche cũng chung số phận khi có hơn 2.000 chiếc đã qua sử dụng chia tay Italy trong 5 tháng đầu năm nay, trong đó có 1.134 chiếc Cayenne.

Đến như một thương hiệu xe hơi bình dân như Fiat cũng bị khủng hoảng kinh tế và tình trạng nợ công. Hãng xe này đã quyết định ngừng đầu tư sản xuất xe tại quê nhà Italy. Năm ngoái, Fiat đã đóng cửa nhà máy chế tạo xe ở Sicily và hãng xe lớn nhất Italy dự định đóng cửa thêm một nhà máy nữa trong năm nay, để tập trung vào các thị trường mạnh hơn như Trung Quốc và Mỹ.

Mặc dù gặp vô vàn khó khăn ở chính đất nước mình, nhưng các hãng chế tạo siêu xe Italy lại làm ăn rất tốt tại thị trường nước ngoài. Khấm khá nhất vẫn là Ferrari với doanh số 3.664 xe trong sáu tháng đầu năm 2012, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả là, lợi nhuận của Ferrari tính riêng sáu tháng đầu năm đạt 152 triệu euro (tương đương 191 triệu USD), tăng 13% so với cùng kỳ năm 2011.

Tin mới

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới đã tạo ra tác động đáng kể đến thị trường xe điện (EV) thời gian qua. Xiaomi đã vượt qua mục tiêu bán hàng đầy tham vọng vào năm 2024 là 130.000 xe chỉ trong vòng 9 tháng. Mẫu xe điện đầu tiên của công ty, SU7, ra mắt vào tháng 3, là nền tảng cho thành công này dù vướng phải nhiều tranh cãi.
Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Theo Nghị định số 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123), quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao so với hiện tại.