Sức mua xe du lịch tại Việt Nam tăng tốc

Đức Thọ
Sức mua tại các phân khúc xe thương mại và xe chuyên dụng đã bắt đầu giảm đi trông thấy
Nếu như sức mua của xe du lịch đang phụ thuộc chủ yếu vào khối doanh 
nghiệp VAMA thì ngược lại, sức mua của xe thương mại và xe chuyên dụng 
lại có xu hướng dồn về khối nhập khẩu.
Nếu như sức mua của xe du lịch đang phụ thuộc chủ yếu vào khối doanh nghiệp VAMA thì ngược lại, sức mua của xe thương mại và xe chuyên dụng lại có xu hướng dồn về khối nhập khẩu.
Trong khi sức mua tại phân khúc xe thương mại và xe chuyên dụng giảm thì phân khúc xe du lịch lại tăng đáng kể trong tháng 6/2015.

Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng sản lượng bán hàng toàn thị trường tháng 6/2015 đạt 18.686 chiếc, tăng 4% so với tháng liền trước và tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, lượng xe du lịch đạt 9.769 chiếc, tăng 9,2% so với tháng liền trước; lượng xe thương mại đạt 7.834 chiếc, giảm 0,5%; và lượng xe chuyên dụng đạt 1.083 chiếc, giảm 8,1%.

Có thể nhận thấy khá rõ bước tăng trưởng đáng khích lệ của phân khúc xe du lịch khi xếp cạnh phân khúc xe thương mại và xe chuyên dụng.

Ở chiều ngược lại, sau quãng thời gian bùng nổ vừa qua, sức mua tại các phân khúc xe thương mại và xe chuyên dụng đã bắt đầu giảm đi trông thấy. Hiện tượng này một phần lý giải từ thực tế nhu cầu mua sắm xe phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được giải quyết tương đối đầy đủ trong giai đoạn đầu năm sau khi ngành giao thông vận tải siết chặt vấn đề tải trọng.

Các con số thống kê cũng cho thấy sự suy yếu của phân khúc xe thương mại và xe du lịch do khối doanh nghiệp trong nước chi phối.

Theo báo cáo của VAMA, tổng sản lượng bán hàng của khối doanh nghiệp này trong tháng 6 đạt 17.283 chiếc, bao gồm 9.109 xe du lịch (tăng 7% so với tháng trước), lượng xe thương mại đạt 7.201 chiếc (giảm 2%), lượng xe tải đạt 6.147 chiếc (giảm 2%), lượng xe bus đạt 1.054 chiếc (giảm 2%) và lượng xe chuyên dụng đạt 973 chiếc (giảm 3%).

Nếu như sức mua của xe du lịch đang phụ thuộc chủ yếu vào khối doanh nghiệp VAMA thì ngược lại, sức mua của xe thương mại và xe chuyên dụng lại có xu hướng dồn về khối nhập khẩu. Đơn cử các thành viên VAMA có thế mạnh về xe thương mại và xe chuyên dụng như Thaco hay VEAM đều bị suy giảm khá mạnh về sản lượng bán hàng tháng 6/2015 so với tháng liền trước.

Tháng 6 tiếp tục là quãng thời gian chứng kiến sự chênh lệch về tỷ lệ tăng trưởng giữa thị trường xe sản xuất, lắp ráp trong nước (CKD) với xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU). Báo cáo của VAMA cho biết, sản lượng bán hàng của xe CKD đạt 14.448 chiếc, tăng 3% so với tháng trước và số lượng xe CKD nhập khẩu về nước đạt 4.238 chiếc, tăng 9%.

Cũng theo báo cáo của VAMA, tổng sản lượng bán hàng ôtô toàn thị trường cộng dồn 6 tháng đầu năm đạt 103.492 chiếc, tăng 58% so với cùng kiỳ năm ngoái. Trong đó, lượng xe du lịch đạt 60.132 chiếc, tăng 45%; lượng xe thương mại đạt 37.320 chiếc, tăng 75%; lượng xe chuyên dụng đạt 6.040 chiếc, tăng 136%.

Sản lượng bán hàng ôtô của VAMA các tháng gần đây
Phân khúcTháng 6/2015 Tháng 5/2015
Xe du lịch9.1098.503
Xe thương mại7.2017.370
Xe chuyên dụng9731.073
Tổng17.28316.946

So sánh tháng6/20156/20145/2015 6/2015 so 6/20146/2015 so 5/2015
Xe du lịch9.109
8.503N/A7%
Xe thương mại7.201
7.370N/A-2%
Xe chuyên dụng973
1.073N/A-9%
Tổng17.283
16.946N/A2%

So sánh năm 2015 2014 Tăng/ giảm
Xe du lịch51.348
N/A
Xe thương mại34.999
N/A
Xe chuyên dụng5.364
N/A
Tổng91.711
N/A

Tin mới

Geely Việt Nam chính thức ra mắt hai mẫu xe Monjaro và EX5

Geely Việt Nam chính thức ra mắt hai mẫu xe Monjaro và EX5

Geely Auto vừa chính thức nhận đặt cọc cho hai mẫu xe hoàn toàn mới tại thị trường Việt Nam là Geely Monjaro – mẫu SUV cỡ D và Geely EX5 – mẫu xe điện đô thị, hướng tới lễ ra mắt vào ngày 16/7/2025. Đây là bước tiến tiếp theo trong hành trình mở rộng danh mục sản phẩm và chinh phục người tiêu dùng Việt Nam của Geely Việt Nam.
Ngành ô tô Trung Quốc trong cơn khủng hoảng nợ chuỗi cung ứng

Ngành ô tô Trung Quốc trong cơn khủng hoảng nợ chuỗi cung ứng

Chính sách yêu cầu thanh toán trong 60 ngày chỉ mang lại sự hỗ trợ hạn chế trong bối cảnh chuỗi cung ứng ô tô đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Đối với các nhà cung cấp ô tô Trung Quốc, cam kết thanh toán trong 60 ngày có thể vẫn đồng nghĩa với việc phải chờ đợi hàng tháng trời để được thanh toán.