Tăng thuế ôtô trước “giờ G”: Kẻ khóc người cười

Đức Thọ An Nhi
Dự báo về việc chuẩn bị tăng thuế nhập khẩu lên mức 80-85% đang tạo nên hai thái cực đối nghịch trên thị trường ôtô Việt Nam
Sự “tranh thủ” của nhiều doanh nghiệp thực chất cũng chỉ là “canh bạc” với thuế - Ảnh: Doãn Khuê
Sự “tranh thủ” của nhiều doanh nghiệp thực chất cũng chỉ là “canh bạc” với thuế - Ảnh: Doãn Khuê
Dự báo về việc chuẩn bị tăng thuế nhập khẩu lên mức 80-85% đang tạo nên hai thái cực đối nghịch trên thị trường ôtô Việt Nam.

>> “Bốc hỏa” xe nhập trước thuế mới / Ôtô phấp phỏng chờ... đại tăng giá / Chính phủ yêu cầu tăng thuế nhập khẩu ôtô, xe máy

“Ngoại” phát ốm vì lo

Chưa biết Bộ Tài chính sẽ ra quyết định khi nào và thời điểm có hiệu lực ra sao nhưng việc tăng thuế nhập khẩu đối với ôtô mới nguyên chiếc gần như là chắc chắn. Vì thế, các công ty thương mại chuyên nhập khẩu các loại ôtô du lịch đang vận toàn lực để ồ ạt đưa xe về Việt Nam trong khi người tiêu dùng cũng tranh thủ mua xe sớm chừng nào hay chừng đó.

Đó cũng là lý do chủ yếu để mức thuế 70% hiện tại chẳng hề khiến lượng xe hơi nhập khẩu về nước thời gian qua giảm đi. Thậm chí trong tháng 3/2008, lượng xe nhập về còn dồn dập hơn.

Thống kê của Cục Hải quan Tp.HCM cho biết, tính đến hết tháng 3, lượng ôtô nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã lên đến 2.593 chiếc, tăng 2.171 chiếc so với cùng kỳ năm 2007. Riêng trong tuần đầu tháng 4, Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất đã mở tờ khai thông quan cho khoảng 30 chiếc, nâng tổng số xe nhập từ đầu năm đến nay lên con số gần 300, chủ yếu là các mẫu xe sang như Mercedes, BMW và Lexus.

Tuy nhiên, hình ảnh “sôi sục” đó lại hầu như chỉ diễn ra ở khối doanh nghiệp thương mại. Đối với các nhà nhập khẩu chính thức, nỗi lo lắng luôn thường trực từ hơn một tháng nay.

Theo ông Huỳnh Dư An, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Âu châu (Euro Auto),  không chỉ Euro Auto mà các nhà phân phối chính thức khác cũng đều đang “phát ốm” vì lo khi việc tăng thuế cứ rập rình trước mắt.

“Chúng tôi có thể đề xuất lên tập đoàn để tăng lượng xe nhập khẩu tranh thủ thuế suất mới chưa tăng nhưng khi những chiếc BMW từ nước Đức do chúng tôi phân phối về đến cảng thì cũng mất ít nhất 3 tháng. Trong 3 tháng đó, thật sự không dám chắc là mức thuế suất đã được ban hành và có hiệu lực chưa.”, ông An giãi bày.

Đó là lý do chung để hoạt động nhập khẩu của nhiều nhà phân phối chính thức đang rơi vào tình cảnh ngừng trệ. Tình cảnh có khá hơn đôi chút là đối với các nhà phân phối xe sản xuất tại châu Á như Hyundai, Kia (Hàn Quốc). Tuy nhiên, sự “tranh thủ” của các doanh nghiệp này thực chất cũng chỉ là “canh bạc” với thuế.

“Nội” lẳng lặng… mừng

Mặc dù nhiều khả năng thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng phục vụ cho hoạt động sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước sẽ tăng đồng thời với thuế ôtô mới nguyên chiếc song sự tác động đến giá bán lại khác hẳn nhau.

Trong khi mức thuế suất mới đối với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc (có thể là 80-85%) sẽ khiến giá xe nhập khẩu tăng thêm 6-9% thì với mức tăng tương ứng giá xe “nội” cũng chỉ tăng thêm không quá 2%.

Lý do là thuế linh kiện nhập khẩu sẽ không tác động lên toàn bộ chi phí linh kiện trên mỗi chiếc xe. Hiện tại tỷ lệ nội địa hóa tại các loại ôtô lắp ráp trong nước ở mức 10-35%. Bên cạnh đó, mức thuế suất cao có thể cũng chỉ áp dụng trên những linh kiện doanh nghiệp trong nước đã làm được mà tỷ lệ này thì không nhiều.

Như vậy rõ ràng một đợt tăng thuế nhập khẩu cho dù có thực hiện đồng thời trên cả hai dòng sản phẩm thì mức chênh lệch tạo nên giá bán xe giữa “nội” và “ngoại” vẫn bị nới rộng.

Tháng 3 vừa qua lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước bán ra thị trường đã tăng đột biến một phần do đợt tăng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc lên mức 70%. Tới đây, khi thuế nhập khẩu tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc thị trường xe “ngoại” khó khăn hơn, các hãng xe trong nước sẽ càng... mừng hơn.

Tin mới

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

Cuộc cách mạng “xanh” hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải dường như đang chia thành hai nhánh phát triển có tính khả thi nhất hiện nay, một là xe thuần điện, hai là xe Hybrid. Trong giai đoạn đầu, đa số các hãng ô tô đều tâm niệm rằng xe thuần điện mới là “chân ái” và họ bước vào một cuộc chạy đua đầy cam go, khốc liệt. Nhiều người từng cho rằng, xe Hybrid chỉ là giải pháp chuyển giao và sẽ sớm bị quên lãng. Thế nhưng, hai năm trở lại đây, một số hãng ô tô lại bắt đầu “bẻ lái” sang tập trung phát triển xe Hybrid, khiến cuộc so kè giữa hai dòng xe này đang ngày càng trở nên cân bằng.
Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Mặc dù sử dụng nhiều phương án hoạt động vận động hành lang nhằm chia rẽ các nước trong khối EU để chặn thuế quan EV mới nhưng EU vẫn áp mức thuế rất cao. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã sẵn sàng tìm phương án để làm suy yếu EU.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.