Tham vọng “điên rồ” của tỷ phú đứng sau sự trỗi dậy của gã khổng lồ xe điện BYD

Hoàng Lâm
Hãng xe điện khổng lồ BYD của tỷ phú Wang Chuanfu đang cạnh tranh khốc liệt với Mỹ và châu Âu về tương lai của ngành công nghiệp xe hơi. Hai mươi năm trước, Wang đã tiết lộ kế hoạch từng gây nhiều luồng ý kiến trái chiều khi cho tập đoàn BYD của mình mua lại một nhà sản xuất ô tô nhà nước đang thất bại đang cố gắng phát triển một lĩnh vực phụ trong việc chế tạo tên lửa.

Logic kinh doanh gây tranh cãi

Tỷ phú Wang Chuanfu  
Tỷ phú Wang Chuanfu  

Logic của Wang Chuanfu là loại bỏ các động cơ đốt trong ngốn xăng khỏi ô tô và thay thế chúng bằng pin. Theo một số nhà phân tích trong ngành, đối với các cổ đông của BYD, họ cho rằng công ty đã đầu tư vào một nhà sản xuất pin cho điện thoại di động buồn tẻ là một chiến lược “chứa đầy tham vọng điên rồ”.

Nhưng 6 năm sau, Wang đã làm nên chuyện khi Warren Buffett đầu tư 232 triệu USD vào BYD. Tầm nhìn của Wang và sự đánh cược của Buffet đã được xác thực khi BYD giành lấy ngôi vương của Tesla với tư cách là nhà sản xuất ô tô chạy bằng pin phổ biến nhất.

Số liệu bán hàng chỉ trong nửa năm 2022 cho thấy BYD đã bán được nhiều xe hơn Tesla. Khoảng một nửa số ô tô BYD hiện đang bán là loại plug-in hybrid mà Trung Quốc coi là “phương tiện năng lượng mới” (NEV) bên cạnh các mẫu xe chạy bằng pin và hydro thuần túy.

Khi truất ngôi Elon Musk, Wang cũng đã đạt được điều mà General Motors, Ford và Volkswagen đều không làm được.

“Ngay cả Musk cũng đánh giá thấp ông ấy. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, tham vọng của Wang Chuanfu ngang với các đồng nghiệp hoặc đối thủ cạnh tranh của ông”, Tu Le, giám đốc điều hành của công ty tư vấn Sino Auto Insights có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.

Thành công của BYD đã đẩy công ty có trụ sở tại Thâm Quyến, trước đó vẫn còn ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc, lên tuyến đầu trong cuộc chiến sinh tồn giữa các nhà sản xuất ô tô khi ngày càng nhiều phương tiện trên thế giới được điện khí hóa và tự động hóa.

Wang năm 2021 được xếp hạng là người giàu thứ 22 ở Trung Quốc với khối tài sản trị giá hơn 25 tỷ USD mặc dù đến tháng 2/2023 đã sụt giảm xuống còn 20,7 tỷ USD, là nhân vật liên quan đến cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Trung Quốc, Mỹ và châu Âu về quyền tiếp cận tài nguyên, kiểm soát chuỗi cung ứng và quyền sở hữu của người tiêu dùng.

Cáp sạc được nối với một dãy xe taxi điện E6 của BYD Co. tại trạm sạc của công ty ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 20 tháng 9 năm 2017. Ảnh: Bloomberg.
Cáp sạc được nối với một dãy xe taxi điện E6 của BYD Co. tại trạm sạc của công ty ở Thâm Quyến, Trung Quốc, vào ngày 20 tháng 9 năm 2017. Ảnh: Bloomberg.

Người đàn ông 57 tuổi này đã cẩn thận liên kết với các tham vọng chính sách dài hạn của Bắc Kinh dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, cũng phải tiếp tục định hướng những gì có thể là một môi trường kinh doanh khó đoán và mang tính chính trị cao ở Trung Quốc.

Đó là một sự tương phản rõ rệt với quá trình sinh ra và lớn lên của Wang, theo các ghi chú tiểu sử được xuất bản bởi nhóm nghiên cứu Gavekal ở Bắc Kinh, không hề giàu có khi là con út thứ hai trong một gia đình có tám người con ở huyện Wuwei, thuộc tỉnh An Huy.

Sau cái chết của cha mẹ, hy vọng thăng tiến trong xã hội của các anh chị em đã đổ dồn vào lời hứa của Wang khi còn là sinh viên. Ông kiếm được một suất tại viện nghiên cứu kim loại màu ở Bắc Kinh, đầu tiên là để nghiên cứu, sau đó là giảng dạy. Ở Bắc Kinh, một ý tưởng bắt đầu nảy nở trong đầu Wang: Các nhà sản xuất pin non trẻ của Trung Quốc có thể và nên cạnh tranh với Nhật Bản.

Vào giữa những năm 1990, Wang chuyển đến Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc, ngay khi nó đang chuyển đổi từ một làng chài buồn tẻ thành một trung tâm sản xuất toàn cầu. Làn sóng di cư ồ ạt từ các vùng nông thôn đã mang lại cho các nhà máy của thành phố nguồn lao động giá rẻ mà họ cần để cạnh tranh với các đối thủ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Trong khi Wang sẵn sàng với thách thức thì trong hai thập kỷ sau, BYD đã mắc kẹt trong con đường mòn của các tập đoàn Đông Á thành công khi chia nhỏ các sản phẩm của Nhật Bản và Mỹ và tìm cách sao chép các công nghệ cơ bản. Giống như nhiều nhà sản xuất Trung Quốc, tập đoàn này đã bác bỏ nhiều cáo buộc về hành vi “copy” tài sản trí tuệ.

Chuyển dịch làm chủ công nghệ

Tỷ phú Wang Chuanfu đã tạo là ra bước tiến lớn của ngành EV Trung Quốc.
Tỷ phú Wang Chuanfu đã tạo là ra bước tiến lớn của ngành EV Trung Quốc.

Tuy nhiên, Wang và các cộng sự hàng đầu của ông đã nói với một nhóm các nhà nghiên cứu học thuật vào năm 2018 rằng chính trong những năm đầu tiên của BYD, sản xuất pin và các linh kiện khác cho Siemens, Nokia và Motorola, công ty đã nhận được một bài học quan trọng trong sản xuất. Những vấn đề dường như nhỏ nhặt, vô thưởng vô phạt trong các thành phần nhỏ, khi được nhân lên trên một số lượng lớn các nhà cung cấp, có tác động tích lũy.

Do đó, BYD đã thiết lập một quy trình làm chủ công nghệ từ pin thành phẩm cho đến các mỏ lithium và niken.

Hiện tại, sự tích hợp theo chiều dọc của BYD - kiểm soát chuỗi cung ứng từ khoáng sản đến chip máy tính được sử dụng trong xe cộ - được các nhà điều hành và phân tích trong ngành coi là đẳng cấp thế giới.

Các nhà sản xuất ô tô đối thủ trong nhiều năm đã thất vọng vì tắc nghẽn hậu cần và thiếu các bộ phận quan trọng. Trong khi đó, BYD đã sản xuất chip ô tô của riêng mình và bán pin của riêng mình cho các đối thủ, bao gồm cả Tesla.

Nhiều người trong tầng lớp tỷ phú của Wang đã xây dựng đế chế của họ dựa trên việc phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản, vốn sẽ có cả vấn đề nợ nần và các mối quan hệ chính trị.

Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào các mặt hàng nhập khẩu chính, bao gồm dầu mỏ và chip máy tính. Ông Tập Cận Bình cũng đã coi việc phát triển các công nghệ sạch là một ưu tiên trong chính sách quốc gia với những tác động đối với an ninh của đất nước.

Alex Payette, giám đốc điều hành của Cercius Group, một công ty tư vấn cho biết: “Đánh giá của chúng tôi là Wang có mối quan hệ thuận lợi với chính quyền Tập Cận Bình do đầu tư mạnh mẽ của ông vào ngành công nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng”.

Tầm quan trọng của Wang đối với tham vọng một phần bắt nguồn từ vị trí của BYD là nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai của Trung Quốc sau CATL. Theo nghiên cứu từ Bernstein, đây cũng là một trong những nhà sản xuất ô tô điện và pin có chi phí thấp nhất.

Một nhân viên làm việc trên khung cửa sổ của một chiếc xe buýt điện tại nhà máy BYD Coach and Bus ở Lancaster, California. Ảnh: Bloomberg.
Một nhân viên làm việc trên khung cửa sổ của một chiếc xe buýt điện tại nhà máy BYD Coach and Bus ở Lancaster, California. Ảnh: Bloomberg.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, Wang đã được các nhân viên ca ngợi vì tính nghiêm khắc và đạo đức làm việc tương đối của chính mình, cũng như thưởng cho những nhân viên trung thành bằng các lựa chọn cổ phiếu. BYD đã đào tạo ra một số tỷ phú trong đội ngũ hàng đầu, những người đã đồng hành cùng Wang từ khi thành lập tập đoàn vào năm 1995 ở tuổi 29.

“Ông ấy đã nói rằng không có thứ gọi là cân bằng giữa công việc và cuộc sống đối với thế hệ lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc của ông ấy”, một giám đốc điều hành ngành công nghiệp ô tô đã gặp Wang vài lần nhớ lại. “Wang làm việc mọi lúc”.

Tuy nhiên, Wang cũng đã thể hiện một quan điểm chỉ đạo có tính “duy nhất”, đây không phải là một đặc điểm bất thường trong số những người đứng đầu các đế chế kinh doanh thuộc sở hữu gia đình trên khắp châu Á. Wang được gọi trong nội bộ đơn giản là "Chủ tịch".

“Công ty chúng tôi chỉ có một tiếng nói và không thể có tiếng nói khác”, Wang từng nói với một tạp chí kinh doanh Trung Quốc.

Mặc dù bán được nhiều xe hơn Musk trong năm 2022, nhiều nhà phân tích tin rằng Wang vẫn đang thử nghiệm các tính toán của mình, đặc biệt là khi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tung ra một nỗ lực mạnh mẽ để mở rộng thị trường nước ngoài.

Doanh số BYD chủ yếu là các mẫu xe giá rẻ cho thị trường nội địa Trung Quốc. Làm sâu sắc thêm thách thức mà BYD phải đối mặt khi Mỹ và các đồng minh đang tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại về sự thống trị công nghệ toàn cầu đang gia tăng của họ.

Michael Dunne, cựu giám đốc điều hành GM và chuyên gia ngành công nghiệp Trung Quốc, nhận định: “Wang là một thiên tài thầm lặng, khiêm tốn mà bạn có thể đi ngang qua trên đường mà không nhận ra”.

Tin mới

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.