Thay đổi chiến lược sản phẩm công nghiệp ôtô?

An Nhi
Công nghiệp ôtô Việt Nam sẽ chú trọng sản xuất các dòng xe du lịch 5 chỗ ngồi và xe tải
Phân khúc xe tải luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trên thị trường ôtô Việt Nam những năm gần đây - Ảnh: Đức Thọ.<br>
Phân khúc xe tải luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trên thị trường ôtô Việt Nam những năm gần đây - Ảnh: Đức Thọ.<br>
Các chuyên gia cho rằng, phân khúc ôtô du lịch 5 chỗ ngồi và xe tải sẽ được xác định như trọng tâm để tính toán, hoạch định chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô giai đoạn mới.

Quan điểm này được đưa ra từ thực tế là những năm gần đây, hai nhóm sản phẩm nêu trên luôn dẫn đầu thị trường về sản lượng bán hàng.

Năm 2012, khối doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã bán ra thị trường tổng cộng 80.487 xe, trong đó phân khúc xe tải và xe thương mại chiếm đến khoảng 46,5%, phân khúc xe du lịch chiếm hơn 32%, phân khúc xe đa dụng chiếm hơn 21%. Tháng 3/2013, lượng xe VAMA bán ra đạt 7.622 chiếc, trong đó phân khúc xe tải và xe thương mại chiếm gần 49%, xe du lịch chiếm hơn 27%, xe đa dụng chiếm trên 23%.

Lưu ý là trong cách chia phân khúc tại hệ thống báo cáo bán hàng của VAMA, phân khúc xe đa dụng bao gồm cả một số dòng xe 5 chỗ ngồi như Honda CR-V, Ford Escape… Vì vậy, sản lượng bán hàng xe 5 chỗ ngồi thực tế còn chiếm tỷ lệ lớn hơn.

Có thể thấy rằng, việc xác định mục tiêu vào 2 nhóm sản phẩm này chính là dựa trên quan điểm về sản lượng. Theo đó, các loại xe có mức sản lượng lớn sẽ có giá thành thấp hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn và từ đó cũng gia tăng khả năng đầu tư của các doanh nghiệp, kể cả khối doanh nghiệp hỗ trợ.

Năm 2009, Bộ Công Thương đã từng đề xuất phát triển dòng xe chiến lược của công nghiệp ôtô Việt Nam là xe từ 6-9 chỗ ngồi có dung tích xi-lanh dưới 1.5 lít. Đề xuất này được đưa ra dựa trên quan điểm về sở trường, sở đoản của các nhà sản xuất cùng thị hiếu tiêu dùng và đặc thù hạ tầng giao thông.

Vậy là sau 4 năm, quan điểm về sản phẩm chủ đạo cho chiến lược phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam cũng đã thay đổi rõ rệt.

Tại cuộc họp hôm 17/4 giữa các bộ, ngành dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, các chuyên gia cũng nêu định hướng là lựa chọn, phát triển một vài loại xe với sản lượng đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ, trên cơ sở hợp tác với hãng ôtô lớn để từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất ôtô của khu vực và thế giới.

Tin mới

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới kinh doanh theo những cách sâu sắc và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Các công ty đang áp dụng AI để đạt được lợi thế cạnh tranh, cho dù là về hiệu quả hoạt động, xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra quyết định, tiếp thị, cải thiện dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm và dịch vụ và kiểm soát chất lượng.
Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.