Thế giới thiếu chip, vì sao Tesla có thể giao lượng xe kỷ lục trong năm 2021?

Bảo Bình
Tesla đã giao 936.000 xe ô tô vào năm 2021, tăng 87% so với năm trước, bất chấp tình trạng thiếu chip máy tính khiến hàng loạt hãng xe trên thế giới phải ngừng sản xuất...

Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và khủng hoảng thiếu chip cùng nhiều linh kiện khác, khó khăn trong chuỗi cung ứng, song Tesla đã tăng lượng giao hàng lên 87% lên mức cao kỷ lục, đẩy cổ phiếu của hãng lên 13,5%.

Cụ thể, Tesla  báo cáo rằng họ đã giao 936.000 xe ô tô vào năm 2021, tăng 87% so với năm trước, bất chấp tình trạng thiếu chip máy tính đã làm gián đoạn sản xuất ô tô trên toàn thế giới.

Chỉ trong quý IV, công ty đã giao hơn 308.000 xe, tăng 71% so với quý một năm trước đó. Tỷ lệ giao hàng áp đảo thuộc về mẫu sedan Model 3 và hatchback Model Y. Kết quả Tesla đạt được cao hơn cả kỳ vọng của các nhà phân tích Phố Wall. Trước đó, các nhà phân tích phố Wall kỳ vọng Tesla sẽ giao được khoảng 266.000 xe trong quý 4 và khoảng 855.000 trong năm.

Daniel Ives, một nhà phân tích tại Wedbush Securities, đã viết trong một lưu ý cho các nhà đầu tư rằng trong khi có nhiều đối thủ cạnh tranh trong phân khúc xe điện, Tesla tiếp tục thống trị thị phần.

Đáng chú ý, Tesla đã tăng doanh số bán hàng bất chấp sự thiếu hụt toàn cầu về chip máy tính, vốn đóng vai trò là bộ não của nhiều loại thiết bị điện tử, bao gồm bộ điều khiển động cơ và màn hình cảm ứng. Sự thiếu hụt đã buộc hầu hết các nhà sản xuất ô tô phải ngừng hoạt động một số nhà máy trong nhiều tuần và khiến họ không thể sản xuất nhiều xe như kế hoạch.

Tesla đã làm thế nào để vượt qua các thách thức trong chuỗi cung ứng?

Giao xe thiếu một số bộ phận

Tesla nói với một số khách hàng rằng họ có thể nhận xe bị thiếu một số bộ phận, chẳng hạn như chip Bluetooth và cổng USB. Tesla cũng loại bỏ một số tính năng như cảm biến radar và hỗ trợ thắt lưng cho hàng ghế hành khách phía trước, giúp chiếc xe bớt phức tạp hơn khi chế tạo.

Ngoài ra, Tesla cũng tăng giá xe để giải quyết việc chi phí sản xuất cao hơn, bao gồm cả "chi phí thúc đẩy" cho các bộ phận. Người tiêu dùng Mỹ phải đợi 7 tháng nếu họ đặt hàng phiên bản Model Y, và giá đã tăng 18% vào năm ngoái.

Giám đốc điều hành Elon Musk cho biết Tesla cũng có thể sử dụng chip thay thế cho một số loại chip đang thiếu hụt. Giám đốc điều hành Volkswagen Herbert Diess cho biết khả năng Tesla viết lại phần mềm để hỗ trợ chip mới trong 2-3 tuần là rất ấn tượng.

Tesla tự thiết kế nhiều phần cứng và phần mềm cho ô tô

Tesla thiết kế nhiều phần cứng hơn và viết nhiều phần mềm hơn so với các hãng xe khác, hầu hết các hãng thường phụ thuộc vào nhà cung cấp. Musk đã gọi công ty của ông là một dạng "tích hợp theo chiều dọc” so với các công ty ô tô khác.

"Chúng tôi tự thiết kế bảng mạch, cho phép chúng tôi sửa đổi thiết kế của chúng nhanh chóng để phù hợp với các chip thay thế", một người của Tesla cho biết.

Ở Tesla, các kỹ sư nội bộ thiết kế phần lớn các phần mềm phức tạp trên xe Tesla, và Musk đã mô tả những phần mềm này như một "máy tính trên bánh xe".

Tesla cũng thiết kế các chip được sử dụng trong hệ thống trợ lý lái xe của mình và chế tạo các bộ phận khác nhau, từ ghế ngồi đến pin. Hãng cũng sở hữu mạng lưới bán hàng, dịch vụ và tính phí trực tiếp của riêng mình.

Musk cho biết: "Chúng tôi đang thiết kế và chế tạo nhiều loại xe hơn so với các nhà sản xuất ô tô khác”.

Ambrose Conroy, Giám đốc điều hành của Seraph Consulting, cho biết: "Tesla kiểm soát những gì đang diễn ra trên chiếc xe ở mức độ mà không nhà sản xuất ô tô nào khác muốn làm. Tesla giống như một công ty tích hợp mà Henry Ford ban đầu đã có với Model T".

Trong khi đối thủ cắt giảm đơn hàng chip, Tesla "thông minh" hơn

Vào năm 2020, nhiều nhà sản xuất ô tô đã cắt giảm đơn đặt hàng chip do đại dịch và các chính sách giãn cách, đóng cửa. Tuy nhiên, Tesla chưa bao giờ giảm dự báo sản lượng của mình với các nhà cung cấp, vì họ dự kiến ​​sẽ tăng trưởng nhanh chóng, điều này giúp họ vượt qua tình trạng thiếu chip, Giám đốc tài chính Tesla Zach Kirkhorn cho biết.

Giám đốc điều hành của nhà cung cấp Tesla cho biết: “Về điều này, họ thông minh hơn so với các công ty khác và đảm bảo có linh kiện trong kho”.

Mối quan hệ trực tiếp của Tesla với các nhà cung cấp chip cũng cho phép Tesla phát triển nhanh hơn các nhà sản xuất ô tô truyền thống, vốn chỉ dựa vào các nhà cung cấp cấp một có quan hệ với các nhà sản xuất chip, Kevin Anderson, Chuyên gia tư vấn chính tại Write-Tek, cho biết.

Tin mới

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi lao dốc khi người tiêu dùng tố "quảng cáo sai sự thật”

Cổ phiếu Xiaomi Corp. đã giảm tới 5,7% tại sàn giao dịch Hồng Kông. Sự việc diễn ra sau khi một phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc hơn 300 người muốn hủy đơn đặt hàng xe điện SU7 Ultra, do lo ngại về "quảng cáo sai sự thật" liên quan đến thiết kế nắp ca-pô của xe.
Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Xe xanh dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, trong làn sóng xe xanh nở rộ, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần, gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%).
#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

#Auto Hashtag: Sử dụng xe PHEV – Có cần sạc pin?

Plug-in hybrid (PHEV) hay còn gọi là xe lai sạc điện đang trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trên thế giới trong làn sóng chuyển dịch sang phương tiện xanh. Cùng với hàng loạt mẫu xe mới xuất hiện tại Việt Nam, một cuộc tranh luận đang bắt đầu nổ ra trong giới kỹ thuật cũng như người tiêu dùng, xoay quanh một câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Có nhất thiết phải sạc pin cho xe PHEV không? hay cứ đổ xăng là đủ? Dù câu trả lời có thể phụ thuộc vào nhiều vấn đề như thói quen sử dụng và điều kiện của mỗi người, nhưng dưới góc độ kỹ thuật, kinh tế, môi trường hé lộ nhiều vấn đề không đơn giản.