Thêm nhà máy lắp ráp ôtô tại Việt Nam

Minh Toàn
Nhà máy lắp ráp ôtô mới nhất tại Việt Nam nằm ở khu công nghiệp Hoà Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Tập đoàn Tan Chong Motor (Malaysia) là chủ đầu tư của nhà máy lắp ráp ôtô mới nhất ở Đà Nẵng.<br>
Tập đoàn Tan Chong Motor (Malaysia) là chủ đầu tư của nhà máy lắp ráp ôtô mới nhất ở Đà Nẵng.<br>
Nhà máy lắp ráp ôtô có tên gọi TCIE Việt Nam vừa khai trương, được đầu tư bởi Công ty TNHH TCIE Việt Nam, thành viên của tập đoàn chuyên sản xuất và lắp ráp ôtô Tan Chong Motor, Malaysia. 

TCIE Việt Nam được xây dựng với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD trên mặt bằng 129.500 m2, trong đó, phần diện tích xây dựng là 31.450 m2. Nhà máy có khả năng sản xuất đa nhãn hiệu, tuy nhiên, thời gian đầu sẽ chỉ tập chung lắp ráp dòng sedan Nissan Sunny cho thị trường Việt Nam.

Theo Tan Chong Motor, một ca làm việc của nhà máy có khả năng sản xuất và lắp ráp 6.500 xe/năm. Tuy nhiên, nếu nhu cầu của thị trường vượt quá khả năng đáp ứng, nhà máy vẫn có thể tăng công suất bằng việc kết hợp làm thêm giờ và chế độ làm việc hai ca, cũng như khả năng mở rộng cơ sở hạ tầng.

Đặc biệt, nhà máy TCIE Việt Nam được thiết kế để lắp ráp các dòng xe mang nhãn hiệu khác, cho phép nhiều dây chuyền lắp ráp vận hành đồng thời.

Cùng với sự kiện khai trương, nhà máy TCIE Việt Nam cũng chính thức ra mắt chiếc sedan hạng trung cỡ nhỏ Nissan Sunny đến với người tiêu dùng trong nước vào ngày hôm nay (11/6).

Tin mới

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.