Thêm nhóm xe ôtô được miễn phí sử dụng đường bộ
Sẽ có thêm hai nhóm phương tiện giao thông được hưởng chế độ miễn phí sử dụng đường bộ
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện.
Theo đó, sẽ có thêm hai nhóm phương tiện giao thông được hưởng chế độ miễn phí sử dụng đường bộ.
Cụ thể là (1) nhóm xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên; (2) nhóm xe ôtô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ôtô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo lái xe.
Đây là các trường hợp bổ sung theo chức năng và khả năng trong các điều kiện hoạt động có tính chất khác biệt, không trực tiếp tác động lên hệ thống giao thông đường bộ.
Tại Thông tư 197/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, có 7 nhóm phương tiện được miễn phí sử dụng đường bộ gồm xe cứu thương, cứu hỏa, xe chuyên dụng phục vụ tang lễ, xe chuyện dụng phục vụ quốc phòng, an ninh…
Riêng đối với xe máy của các hộ gia đình nghèo được miễn phí sử dụng đường bộ, thông tư mới quy định rõ hơn về tiêu chí hộ nghèo.
Ví dụ Thông tư 197 quy định “xe môtô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy định của pháp luật về hộ nghèo” thì Thông tư 133 nêu rõ hơn: “Xe môtô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về hộ nghèo. Trường hợp Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địa phương ban hành để xác định hộ nghèo”.
Bên cạnh việc bổ sung phương tiện hưởng chế độ miễn phí, Thông tư 133 cũng điều chỉnh, bổ sung một số điểm mới.
Đáng chú ý là biểu mức thu phí đối với ôtô được rút gọn từ 11 loại tại Thông tư 197 xuống còn 8 loại. Trong đó, loại hình “xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ 1 xi-lanh” được chuyển lên nhóm ôtô chịu phí.
Riêng đối với loại hình phương tiện môtô, xe máy, Thông tư 133 đã xóa bỏ mức sàn hiện hành và chỉ áp dụng mức trần. Chẳng hạn, Thông tư 197 quy định mức phí 50-100 nghìn đồng với xe có dung tích xi-lanh đến 100cm3 và 100-150 nghìn đồng với xe có dung tích xi-lanh trên 100 cm3. Tại Thông tư 133, phí sử dụng đường bộ với xe máy chỉ còn mức trần 100 nghìn đồng và 150 nghìn đồng/năm. Như vậy, các tỉnh, thành phố hoàn toàn có thể áp dụng mức phí thấp nhất đối với môtô, xe máy theo điều kiện cụ thể của địa phương.
Một điểm mới đáng chú ý nữa tại Thông tư 133 là điều chỉnh phương thức thu đối với phương tiện của các tổ chức, đơn vị. Theo đó, các đơn vị kinh doanh vận tải có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên sẽ được thực hiện khai, nộp phí theo tháng chứ không còn phải cộng gộp theo năm như trước.
Thông tư 133 do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký ban hành sẽ có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 1/11/2014 và chính thức thay thế Thông tư 197 năm 2012.
Theo đó, sẽ có thêm hai nhóm phương tiện giao thông được hưởng chế độ miễn phí sử dụng đường bộ.
Cụ thể là (1) nhóm xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên; (2) nhóm xe ôtô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi đất thuộc quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã như: nhà ga, cảng, khu khai thác khoáng sản, nông, lâm nghiệp và xe ôtô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo lái xe.
Đây là các trường hợp bổ sung theo chức năng và khả năng trong các điều kiện hoạt động có tính chất khác biệt, không trực tiếp tác động lên hệ thống giao thông đường bộ.
Tại Thông tư 197/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, có 7 nhóm phương tiện được miễn phí sử dụng đường bộ gồm xe cứu thương, cứu hỏa, xe chuyên dụng phục vụ tang lễ, xe chuyện dụng phục vụ quốc phòng, an ninh…
Riêng đối với xe máy của các hộ gia đình nghèo được miễn phí sử dụng đường bộ, thông tư mới quy định rõ hơn về tiêu chí hộ nghèo.
Ví dụ Thông tư 197 quy định “xe môtô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy định của pháp luật về hộ nghèo” thì Thông tư 133 nêu rõ hơn: “Xe môtô của chủ phương tiện thuộc các hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về hộ nghèo. Trường hợp Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địa phương ban hành để xác định hộ nghèo”.
Bên cạnh việc bổ sung phương tiện hưởng chế độ miễn phí, Thông tư 133 cũng điều chỉnh, bổ sung một số điểm mới.
Đáng chú ý là biểu mức thu phí đối với ôtô được rút gọn từ 11 loại tại Thông tư 197 xuống còn 8 loại. Trong đó, loại hình “xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ 1 xi-lanh” được chuyển lên nhóm ôtô chịu phí.
Riêng đối với loại hình phương tiện môtô, xe máy, Thông tư 133 đã xóa bỏ mức sàn hiện hành và chỉ áp dụng mức trần. Chẳng hạn, Thông tư 197 quy định mức phí 50-100 nghìn đồng với xe có dung tích xi-lanh đến 100cm3 và 100-150 nghìn đồng với xe có dung tích xi-lanh trên 100 cm3. Tại Thông tư 133, phí sử dụng đường bộ với xe máy chỉ còn mức trần 100 nghìn đồng và 150 nghìn đồng/năm. Như vậy, các tỉnh, thành phố hoàn toàn có thể áp dụng mức phí thấp nhất đối với môtô, xe máy theo điều kiện cụ thể của địa phương.
Một điểm mới đáng chú ý nữa tại Thông tư 133 là điều chỉnh phương thức thu đối với phương tiện của các tổ chức, đơn vị. Theo đó, các đơn vị kinh doanh vận tải có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên sẽ được thực hiện khai, nộp phí theo tháng chứ không còn phải cộng gộp theo năm như trước.
Thông tư 133 do Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn ký ban hành sẽ có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 1/11/2014 và chính thức thay thế Thông tư 197 năm 2012.