Thị trường ôtô 2007: “Tăng, nhưng không đáng kể!”

Quang Vang thực hiện
Theo TS. Udo Loersch, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), thuế đang chiếm gần 50% giá bán lẻ ôtô trong nước
Ông Udo Loersch tại một cuộc hội thảo về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam - Ảnh: Đức Thọ.
Ông Udo Loersch tại một cuộc hội thảo về ngành công nghiệp ôtô Việt Nam - Ảnh: Đức Thọ.
Theo TS. Udo Loersch, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), thuế đang chiếm gần 50% giá bán lẻ ôtô trong nước.

Ông đánh giá thế nào về thị trường ôtô Việt Nam năm 2006?

Trong năm 2006, thị trường ôtô có nhiều chuyển biến, chịu tác động từ nhiều phía như sự thay đổi chính sách thuế từ phía Chính phủ.

Chẳng hạn, Nghị định 12 về việc cho phép nhập xe ôtô cũ có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 đã gây ảnh hưởng đến doanh số bán xe của các nhà sản xuất ôtô trong nước vì thái độ “chờ xem” từ phía khách hàng. Thêm vào đó là việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước hồi đầu năm đã đặt các nhà sản xuất ôtô trong nước trước sức ép cạnh tranh gay gắt.

Hiện tại các loại thuế (chủ yếu từ thuế tiêu thụ đặc biệt) chiếm gần 50% của giá bán lẻ ôtô. Do đó các nhà sản xuất ôtô trong nước khó có thể đưa ra giá bán ngang bằng giá so với các nước trong khu vực.

Các nguyên nhân trên đã làm sản lượng xe bán ra của các thành viên VAMA sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là xe du lịch, nhưng nhờ xe đa công dụng MPV và xe thương mại bán chạy nên tổng số xe bán ra tăng 2% so với năm 2005.

Dự báo của ông về thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2007 - năm đầu tiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO?


Trước tiên, tôi xin chúc mừng Việt Nam đã thành công trong việc gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Dĩ nhiên để hòa nhập vào sân chơi lớn qui mô toàn cầu này, các nhà kinh doanh sản xuất phải luôn sẵn sàng để đối phó với những thử thách cũng như phải biết nắm bắt lấy cơ hội thành công.

Tôi nghĩ, trong năm 2007 sẽ có sự gia tăng số lượng xe bán ra bởi vì sự phát triển nhanh chóng của toàn ngành công nghiệp Việt Nam. Nhưng sự tăng trưởng này không đáng kể, bởi vì mức thuế suất dành cho các xe sản xuất trong nước vẫn không giảm.

Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là chúng tôi sẽ không lên kế hoạch chuẩn bị cho sự phát triển trong tương lai.

Để phát triển một thị trường ô tô lành mạnh, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô, theo ông, Việt Nam cần phải có chiến lược và chính sách như thế nào?

Theo tôi, Việt Nam nên có chính sách và chiến lược phát triển lâu dài, ổn định để kích cầu thị trường ôtô. Hơn thế nữa, một lộ trình thuế rõ ràng sẽ chứng minh cho các nền kinh tế khác thấy rằng Việt Nam có các chính sách ổn định lâu dài và minh bạch.

Với một chính sách thuế rõ ràng sẽ giúp các nhà sản xuất lên kế hoạch sản xuất và bán hàng hiệu quả hơn. Khi số lượng xe tiêu thụ tăng thì ngành công nghiệp ô tô cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ cũng sẽ phát triển, một thị trường ôtô lớn mạnh sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào việc phát triển đường xá và cơ sở hạ tầng của Việt Nam cũng như phát triển các ngành công nghiệp liên đới khác, mang đến các quyền lợi cho người dân Việt Nam về việc làm, cảnh quan và môi trường cùng với nhiều tiện ích khác, quan trọng nhất là các khoản đóng góp ngân sách thuế từ ngành công nghiệp ôtô sẽ ngày càng nhiều hơn.

Đối với các nhà sản xuất ôtô trong nước, tôi nghĩ rằng việc chuyên môn hóa sản xuất sao cho mẫu mã ngày càng đa dạng hơn, chất lượng tốt hơn với giá cả rẻ hơn, cùng với việc chuyên nghiệp hóa hệ thống mạng lưới bán hàng và hậu mãi kể cả nguồn nhân lực và cơ sở vật chất. Đó là các hướng chính để nâng cao uy tín của các nhà sản xuất, cùng sự tin tưởng và hài lòng từ phía khách hàng.

Với tư cách là người lãnh đạo VAMA, ông có kiến nghị gì với Chính phủ Việt Nam để các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam có được sự phát triển bền vững?

Như tôi đã nói ở trên, Việt Nam nên lên kế hoạch và thông báo một lộ trình thuế dài hạn, điều này sẽ giúp các nhà sản xuất ôtô trong nước có thể hoạch định kế hoạch sản xuất và bán hàng hiệu quả và thực tế hơn. Thông  thường, một nhà sản xuất phải cần ít nhất 5 năm để lên kế hoạch đầu tư.

Và để giá ôtô giảm ít nhất là bằng với các nước láng giềng, chúng ta nên có một chiến lược phát triển nhằm giảm bớt mức thuế tiêu thụ đặc biệt còn cao như hiện nay.

VAMA luôn luôn sẵn sàng được hợp tác và hỗ trợ Chính phủ trong việc xây dựng chính sách công bằng, ổn định và lâu bền nhằm phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO sao cho các bên cùng có lợi, cho đất nước, cho người sản xuất và cho người tiêu dùng.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.