Thị trường ôtô 2009: Lo trả “nợ cũ”!
Thị trường ôtô 2008 cũng giống như chiếc đòn gánh, một bên là hệ quả từ năm 2007, một bên là tiền đề cho năm 2009
Thị trường ôtô Việt Nam năm 2008 đã có không ít những biến động lớn, được đánh giá là một phần hệ quả của năm 2007, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến bức tranh thị trường trong năm 2009.
Sắp xếp lại “ngôi vị”
Nhớ lại năm 2007, một trong những dấu ấn nổi bật nhất tại thị trường ôtô là việc đổi ngôi giữa các khách hàng với các hãng ôtô.
Suốt một quãng thời gian dài những khách hàng vốn được coi là “Thượng đế” bỗng dưng phải cầu thị, thậm chí phải đút lót nhân viên bán hàng chỉ để được… mua xe. Bối cảnh này xuất phát từ tình trạng các hãng ôtô luôn thông báo hết xe giao cho khách hàng trong khi các khách hàng lại sôi sục đi mua xe.
Hai tháng đầu năm 2008, tình trạng kể trên vẫn tiếp diễn không khác năm trước là mấy. Chỉ đến khi sự kiện lừa tiền hy hữu xảy ra tại Công ty Liên doanh Toyota Giải Phóng, các hãng ôtô và nhiều người dân mới bắt đầu “soi” lại mình.
Lý do khiến một nhân viên của Toyota Giải Phóng có thể dễ dàng lừa 18 khách hàng số tiền đặt cọc lên đến 3,4 tỷ đồng và hơn 54.000 USD là vì lời hứa giao xe sớm mà không cần phải đút lót. Một lý do được nhiều người cho là khá… lãng xẹt.
Đó là một sự kiện rất đáng chú ý trong năm 2008 tại thị trường ôtô mà kết quả của nó được tích tụ từ tình trạng “cháy hàng” kéo dài từ năm 2007. Còn một câu chuyện khác nữa của năm 2008 cũng được nhắc đến và so sánh với năm 2007 là sự trở lại ngôi vị “Thượng đế” của các khách hàng.
Bắt đầu từ giữa năm, sau hàng loạt điều chỉnh đối với một số sắc thuế và phí áp dụng lên mặt hàng ôtô, giá ôtô đã tăng mạnh khiến sức mua tụt dốc. Một nguyên nhân nữa là do kinh tế khó khăn, các ngân hàng ngừng cho vay mua xe cũng khiến sức mua ôtô giảm hẳn.
Đến giai đoạn cuối năm, “thế cờ” đã đảo ngược. Trong khi các hãng xe, các nhà nhập khẩu bị tồn kho hàng nghìn chiếc thì người tiêu dùng lại không mặn mà gì chuyện xe cộ nữa. Không bán được xe, vốn tồn đọng lớn, sản xuất chậm lại, các hãng xe và các nhà nhập khẩu bắt đầu tung ra hàng loạt chương trình giảm giá, ưu đãi, khuyến mại nhằm lôi kéo người tiêu dùng trở lại.
Nếu đem bối cảnh này đặt bên cạnh “bức tranh” thị trường 2007 sẽ thấy rất rõ những so sánh những điểm trái ngược song lại có mối quan hệ “nhân - quả” với nhau.
Mua “chạy” giá, bán “chạy” thuế
Nhìn lại thị trường xe hơi nhập khẩu 2008 có thể rất rõ hai trào lưu… tranh thủ. Trào lưu thứ nhất là tranh thủ mua “chạy” giá, và trào lưu thứ hai là tranh thủ bán “chạy” thuế.
Trào lưu thứ nhất bắt đầu xuất hiện ngay sau khi có thông tin thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sẽ tăng thêm 10%, từ mức 60% lên 70%. Lo ngại khi sắc thuế này chính thức có hiệu lực, giá ôtô nhập khẩu sẽ đồng loạt tăng lên, rất nhiều người dân đã đổ xô đi mua xe nhập khẩu theo đó đã tạo nên một cơn sốt.
Nhờ trào lưu này, giới kinh doanh xe hơi đã có khoảng thời gian gần một tháng “hái” ra tiền.
Thế nhưng, cũng chính tâm lý phong trào và sự dự đoán sẽ tiếp tục “ngon ăn” như vậy với lần tăng thuế thứ hai từ mức 70% lên 83%, giới kinh doanh xe nhập khẩu đã tranh thủ nhập ào ạt về nước nhằm tránh thuế mới.
Ai ngờ, đến khi những chiếc xe về đến cảng, thị trường đã bắt đầu chìm lắng. Lúc này “cao trào” mua xe đã đi qua và giá xe cũng đã đắt lên, sức mua trên thị trường giảm hẳn. Hệ quả là trào lưu nhập xe “chạy” thuế đã trực tiếp tạo nên cuộc khủng hoảng thừa tại thị trường ôtô Việt Nam.
Theo ước tính, sau đợt nhập khẩu ồ ạt hồi quý 2/2008, thị trường xe hơi nhập khẩu đã tồn đọng khoảng 15.000 xe. Chính cuộc khủng hoảng thừa này đã khiến rất nhiều công ty, nhiều salon xe hơi nhập khẩu phá sản hoặc phải chuyển đổi hình thức kinh doanh.
Với những doanh nghiệp còn trụ lại được, việc chấp nhận thua lỗ nặng nề là khó tránh khỏi. Đến tận những ngày cuối năm, hàng nghìn chiếc xe nhập khẩu vẫn chưa được “giải quyết” hết trong khi thị trường vẫn tiếp tục ảm đạm.
“Đòn gánh cong hai đầu”
Viết về miền Trung, nhạc sỹ An Thuyên đã từng ví dải đất “dằng dặc” này như một chiếc “đòn gánh cong hai đầu” với một bên là miền Nam và một bên là miền Bắc.
Và có lẽ, nếu vận cách ví ấy, nhiều người sẽ hình dung được thị trường ôtô 2008 cũng giống như chiếc đòn gánh, đã và đang “oằn” mình gánh một bên là hệ quả từ năm 2007, một bên là tiền đề cho năm 2009.
Trong một cuộc phỏng vấn cuối năm 2007, Tổng giám đốc Euro Auto, ông Huỳnh Dư An đã dự báo về bức tranh thị trường năm 2008 sẽ gặp nhiều khó khăn mặc dù khoảng thời gian 3 tháng đầu năm vẫn sôi động.
Theo ông An, do năm 2007 thị trường thiếu hàng trầm trọng dẫn đến cảnh khách hàng phải cầu thị nhân viên bán hàng, các hãng ôtô sẽ tăng mạnh nguồn cung trong năm 2008. Điều này sẽ dẫn đến sự dư thừa lớn bởi thực tế nhu cầu thực trên thị trường cũng không tăng lên quá nhiều.
Kết thúc năm 2008, dự báo của ông An đã đúng.
Nhìn từ một góc độ khác cũng sẽ thấy rất rõ những tác động trực tiếp của thị trường năm 2007 lên năm 2008. Năm 2007, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã giảm liên tiếp 3 lần từ mức 90% xuống còn 60% kéo theo giá xe giảm mạnh. Cộng với một vài biện pháp kích thích tăng trưởng ngành ôtô khác, sức mua trên thị trường đã tăng đột biến và đó là lý do vì sao thị trường lên cơn sốt suốt một thời gian dài.
Giống như một vận động viên không biết điều tiết thể lực, “cơn sốt” thị trường năm 2007 đã kéo théo sự mệt mỏi của năm 2008. Để rồi, các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân lại được thực hiện qua các động tác tăng thuế và thị trường rơi vào cảnh dư thừa trong khi sức mua sụt giảm mạnh mẽ.
Và như vậy, nếu không giải quyết triệt để được những khó khăn của năm 2008, thị trường ôtô năm 2009 có thể sẽ vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình cảnh ảm đạm.
Sắp xếp lại “ngôi vị”
Nhớ lại năm 2007, một trong những dấu ấn nổi bật nhất tại thị trường ôtô là việc đổi ngôi giữa các khách hàng với các hãng ôtô.
Suốt một quãng thời gian dài những khách hàng vốn được coi là “Thượng đế” bỗng dưng phải cầu thị, thậm chí phải đút lót nhân viên bán hàng chỉ để được… mua xe. Bối cảnh này xuất phát từ tình trạng các hãng ôtô luôn thông báo hết xe giao cho khách hàng trong khi các khách hàng lại sôi sục đi mua xe.
Hai tháng đầu năm 2008, tình trạng kể trên vẫn tiếp diễn không khác năm trước là mấy. Chỉ đến khi sự kiện lừa tiền hy hữu xảy ra tại Công ty Liên doanh Toyota Giải Phóng, các hãng ôtô và nhiều người dân mới bắt đầu “soi” lại mình.
Lý do khiến một nhân viên của Toyota Giải Phóng có thể dễ dàng lừa 18 khách hàng số tiền đặt cọc lên đến 3,4 tỷ đồng và hơn 54.000 USD là vì lời hứa giao xe sớm mà không cần phải đút lót. Một lý do được nhiều người cho là khá… lãng xẹt.
Đó là một sự kiện rất đáng chú ý trong năm 2008 tại thị trường ôtô mà kết quả của nó được tích tụ từ tình trạng “cháy hàng” kéo dài từ năm 2007. Còn một câu chuyện khác nữa của năm 2008 cũng được nhắc đến và so sánh với năm 2007 là sự trở lại ngôi vị “Thượng đế” của các khách hàng.
Bắt đầu từ giữa năm, sau hàng loạt điều chỉnh đối với một số sắc thuế và phí áp dụng lên mặt hàng ôtô, giá ôtô đã tăng mạnh khiến sức mua tụt dốc. Một nguyên nhân nữa là do kinh tế khó khăn, các ngân hàng ngừng cho vay mua xe cũng khiến sức mua ôtô giảm hẳn.
Đến giai đoạn cuối năm, “thế cờ” đã đảo ngược. Trong khi các hãng xe, các nhà nhập khẩu bị tồn kho hàng nghìn chiếc thì người tiêu dùng lại không mặn mà gì chuyện xe cộ nữa. Không bán được xe, vốn tồn đọng lớn, sản xuất chậm lại, các hãng xe và các nhà nhập khẩu bắt đầu tung ra hàng loạt chương trình giảm giá, ưu đãi, khuyến mại nhằm lôi kéo người tiêu dùng trở lại.
Nếu đem bối cảnh này đặt bên cạnh “bức tranh” thị trường 2007 sẽ thấy rất rõ những so sánh những điểm trái ngược song lại có mối quan hệ “nhân - quả” với nhau.
Mua “chạy” giá, bán “chạy” thuế
Nhìn lại thị trường xe hơi nhập khẩu 2008 có thể rất rõ hai trào lưu… tranh thủ. Trào lưu thứ nhất là tranh thủ mua “chạy” giá, và trào lưu thứ hai là tranh thủ bán “chạy” thuế.
Trào lưu thứ nhất bắt đầu xuất hiện ngay sau khi có thông tin thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sẽ tăng thêm 10%, từ mức 60% lên 70%. Lo ngại khi sắc thuế này chính thức có hiệu lực, giá ôtô nhập khẩu sẽ đồng loạt tăng lên, rất nhiều người dân đã đổ xô đi mua xe nhập khẩu theo đó đã tạo nên một cơn sốt.
Nhờ trào lưu này, giới kinh doanh xe hơi đã có khoảng thời gian gần một tháng “hái” ra tiền.
Thế nhưng, cũng chính tâm lý phong trào và sự dự đoán sẽ tiếp tục “ngon ăn” như vậy với lần tăng thuế thứ hai từ mức 70% lên 83%, giới kinh doanh xe nhập khẩu đã tranh thủ nhập ào ạt về nước nhằm tránh thuế mới.
Ai ngờ, đến khi những chiếc xe về đến cảng, thị trường đã bắt đầu chìm lắng. Lúc này “cao trào” mua xe đã đi qua và giá xe cũng đã đắt lên, sức mua trên thị trường giảm hẳn. Hệ quả là trào lưu nhập xe “chạy” thuế đã trực tiếp tạo nên cuộc khủng hoảng thừa tại thị trường ôtô Việt Nam.
Theo ước tính, sau đợt nhập khẩu ồ ạt hồi quý 2/2008, thị trường xe hơi nhập khẩu đã tồn đọng khoảng 15.000 xe. Chính cuộc khủng hoảng thừa này đã khiến rất nhiều công ty, nhiều salon xe hơi nhập khẩu phá sản hoặc phải chuyển đổi hình thức kinh doanh.
Với những doanh nghiệp còn trụ lại được, việc chấp nhận thua lỗ nặng nề là khó tránh khỏi. Đến tận những ngày cuối năm, hàng nghìn chiếc xe nhập khẩu vẫn chưa được “giải quyết” hết trong khi thị trường vẫn tiếp tục ảm đạm.
“Đòn gánh cong hai đầu”
Viết về miền Trung, nhạc sỹ An Thuyên đã từng ví dải đất “dằng dặc” này như một chiếc “đòn gánh cong hai đầu” với một bên là miền Nam và một bên là miền Bắc.
Và có lẽ, nếu vận cách ví ấy, nhiều người sẽ hình dung được thị trường ôtô 2008 cũng giống như chiếc đòn gánh, đã và đang “oằn” mình gánh một bên là hệ quả từ năm 2007, một bên là tiền đề cho năm 2009.
Trong một cuộc phỏng vấn cuối năm 2007, Tổng giám đốc Euro Auto, ông Huỳnh Dư An đã dự báo về bức tranh thị trường năm 2008 sẽ gặp nhiều khó khăn mặc dù khoảng thời gian 3 tháng đầu năm vẫn sôi động.
Theo ông An, do năm 2007 thị trường thiếu hàng trầm trọng dẫn đến cảnh khách hàng phải cầu thị nhân viên bán hàng, các hãng ôtô sẽ tăng mạnh nguồn cung trong năm 2008. Điều này sẽ dẫn đến sự dư thừa lớn bởi thực tế nhu cầu thực trên thị trường cũng không tăng lên quá nhiều.
Kết thúc năm 2008, dự báo của ông An đã đúng.
Nhìn từ một góc độ khác cũng sẽ thấy rất rõ những tác động trực tiếp của thị trường năm 2007 lên năm 2008. Năm 2007, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc đã giảm liên tiếp 3 lần từ mức 90% xuống còn 60% kéo theo giá xe giảm mạnh. Cộng với một vài biện pháp kích thích tăng trưởng ngành ôtô khác, sức mua trên thị trường đã tăng đột biến và đó là lý do vì sao thị trường lên cơn sốt suốt một thời gian dài.
Giống như một vận động viên không biết điều tiết thể lực, “cơn sốt” thị trường năm 2007 đã kéo théo sự mệt mỏi của năm 2008. Để rồi, các biện pháp hạn chế phương tiện cá nhân lại được thực hiện qua các động tác tăng thuế và thị trường rơi vào cảnh dư thừa trong khi sức mua sụt giảm mạnh mẽ.
Và như vậy, nếu không giải quyết triệt để được những khó khăn của năm 2008, thị trường ôtô năm 2009 có thể sẽ vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình cảnh ảm đạm.