Thị trường ôtô nội tăng đột biến
Mãi lực của các hãng ôtô nội trong tháng 3/2008 đã tăng đột biến, vượt qua cả mức 12.084 chiếc của tháng đầu năm
Mãi lực của các hãng ôtô nội trong tháng 3/2008 đã tăng đột biến, vượt qua cả mức 12.084 chiếc của tháng đầu năm.
Đồng loạt… phất cờ
Cụ thể, tổng sản lượng bán hàng của 16 thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) trong tháng 3/2008 đã đạt 13.091 chiếc, tăng 4.171 chiếc so với với trước.
Trong đó Trường Hải là hãng có bước tăng trưởng mạnh mẽ nhất khi vượt lên so với tháng trước đến 915 chiếc, đạt 2.192 chiếc. Đứng thứ hai là “ông lớn” Toyota khi tăng đến 862 chiếc, đạt 2.326 chiếc.
Tiếp sau Toyota, hai liên doanh có được mức tăng trưởng khá ấn tượng là Ford và GM-Deawoo (Vidamco).
Mặc dù chưa lấy lại được “mốc son” 1.000 của các tháng cuối năm 2007 song sản lượng bán hàng tháng 3/2008 của Công ty TNHH Ford Việt Nam đã đạt 905 chiếc, tăng 369 chiếc so với tháng trước. Trong khi đó, liên doanh Vidamco cũng đã đạt con số 1.314 chiếc, tăng 569 chiếc.
Không có được mức tăng trưởng đáng kể như 3 liên doanh trên song các liên doanh còn lại cũng đã có được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể liên doanh Mekong tăng từ 131 chiếc trong tháng 2 lên 315 chiếc trong tháng 3, VMC tăng từ 38 chiếc lên 78 chiếc, Vinastar tăng từ 235 chiếc lên 466 chiếc, Suzuki tăng từ 224 chiếc lên 314 chiếc, Isuzu tăng từ 219 chiếc lên 610 chiếc, Honda tăng từ 356 chiếc lên 647 chiếc và Hino tăng từ 181 chiếc lên 239 chiếc.
Như vậy, duy có liên doanh Mercedes-Benz là chịu sự sụt giảm khi chỉ đạt 118 chiếc, thấp hơn so với tháng trước 18 chiếc.
Tương tự khối các hãng xe liên doanh, các hãng xe nội địa cũng đã đồng loạt tăng sản lượng bán hàng ngoại trừ trường hợp Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor).
Trong tháng 3/2008, “đại gia” nội địa này đã bị sụt giảm từ 2.562 chiếc của tháng 2 xuống còn 2.356 chiếc.
Còn lại tất cả các hãng xe nội địa khác đều đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Trong đó Vinaxuki đã trở lại mốc 1.000 khi tăng từ 770 chiếc của tháng trước lên 1.122 chiếc, Vinacomin tăng từ 21 chiếc lên 48 chiếc và Samco tăng từ 25 chiếc lên 41 chiếc.
Lấy lại lợi thế
Với sự tăng trưởng đồng loạt, các hãng xe nội địa đang lấy lại lợi thế trước thị trường xe hơi nhập khẩu.
Ở hai tháng đầu năm 2008 và trước đó, ngoài nguyên nhân từ những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, có một nguyên nhân khác - cũng được đánh giá là khá quan trọng trong sự sụt giảm sản lượng bán hàng của các hãng xe nội địa - là sức ép lớn từ thị trường xe “ngoại”.
Trong khi các hãng xe nội địa đang ngày càng bị “cô lập” bởi dư luận, khách hàng và cả các cơ quan quản lý thì thời gian đó, thị trường xe “ngoại” lại liên tục được thúc đẩy bởi 3 quyết định giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc.
Có thể nhận thấy sự chi phối rất lớn của chính sách thuế lên thị trường ôtô bởi chỉ ngay sau khi có thông tin tăng thuế nhập khẩu, lượng xe nhập khẩu đã giảm dù không đáng kể, đồng thời các khách hàng đã quay trở lại với xe lắp ráp trong nước.
Dựa trên quan điểm này, đã có dự báo rằng thị trường ôtô lắp ráp trong nước thời gian tới sẽ tiếp tục tăng trưởng. Chưa kể thị trường ôtô nhập khẩu sẽ thu hẹp dần khi Chính phủ yêu cầu tiếp tục tăng thuế nhập khẩu.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng, nếu quyết định tăng thuế nhập khẩu tới đây được thực hiện và áp dụng mức tương đương cho cả xe nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng thì mức tăng giá của xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước vẫn khác nhau.
Lý do là thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc luôn tác động trực tiếp lên giá bán trong khi thuế nhập khẩu linh kiện chỉ tác động gián tiếp, chưa kể mức tăng giá đó còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng linh kiện nhập khẩu trên mỗi chiếc xe hoàn thiện hay nói cách khác là phụ thuộc vào tỷ lệ nội địa hóa của những chiếc xe đó.
Đồng loạt… phất cờ
Cụ thể, tổng sản lượng bán hàng của 16 thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) trong tháng 3/2008 đã đạt 13.091 chiếc, tăng 4.171 chiếc so với với trước.
Trong đó Trường Hải là hãng có bước tăng trưởng mạnh mẽ nhất khi vượt lên so với tháng trước đến 915 chiếc, đạt 2.192 chiếc. Đứng thứ hai là “ông lớn” Toyota khi tăng đến 862 chiếc, đạt 2.326 chiếc.
Tiếp sau Toyota, hai liên doanh có được mức tăng trưởng khá ấn tượng là Ford và GM-Deawoo (Vidamco).
Mặc dù chưa lấy lại được “mốc son” 1.000 của các tháng cuối năm 2007 song sản lượng bán hàng tháng 3/2008 của Công ty TNHH Ford Việt Nam đã đạt 905 chiếc, tăng 369 chiếc so với tháng trước. Trong khi đó, liên doanh Vidamco cũng đã đạt con số 1.314 chiếc, tăng 569 chiếc.
Không có được mức tăng trưởng đáng kể như 3 liên doanh trên song các liên doanh còn lại cũng đã có được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể liên doanh Mekong tăng từ 131 chiếc trong tháng 2 lên 315 chiếc trong tháng 3, VMC tăng từ 38 chiếc lên 78 chiếc, Vinastar tăng từ 235 chiếc lên 466 chiếc, Suzuki tăng từ 224 chiếc lên 314 chiếc, Isuzu tăng từ 219 chiếc lên 610 chiếc, Honda tăng từ 356 chiếc lên 647 chiếc và Hino tăng từ 181 chiếc lên 239 chiếc.
Như vậy, duy có liên doanh Mercedes-Benz là chịu sự sụt giảm khi chỉ đạt 118 chiếc, thấp hơn so với tháng trước 18 chiếc.
Tương tự khối các hãng xe liên doanh, các hãng xe nội địa cũng đã đồng loạt tăng sản lượng bán hàng ngoại trừ trường hợp Tổng công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor).
Trong tháng 3/2008, “đại gia” nội địa này đã bị sụt giảm từ 2.562 chiếc của tháng 2 xuống còn 2.356 chiếc.
Còn lại tất cả các hãng xe nội địa khác đều đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Trong đó Vinaxuki đã trở lại mốc 1.000 khi tăng từ 770 chiếc của tháng trước lên 1.122 chiếc, Vinacomin tăng từ 21 chiếc lên 48 chiếc và Samco tăng từ 25 chiếc lên 41 chiếc.
Lấy lại lợi thế
Với sự tăng trưởng đồng loạt, các hãng xe nội địa đang lấy lại lợi thế trước thị trường xe hơi nhập khẩu.
Ở hai tháng đầu năm 2008 và trước đó, ngoài nguyên nhân từ những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, có một nguyên nhân khác - cũng được đánh giá là khá quan trọng trong sự sụt giảm sản lượng bán hàng của các hãng xe nội địa - là sức ép lớn từ thị trường xe “ngoại”.
Trong khi các hãng xe nội địa đang ngày càng bị “cô lập” bởi dư luận, khách hàng và cả các cơ quan quản lý thì thời gian đó, thị trường xe “ngoại” lại liên tục được thúc đẩy bởi 3 quyết định giảm thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc.
Có thể nhận thấy sự chi phối rất lớn của chính sách thuế lên thị trường ôtô bởi chỉ ngay sau khi có thông tin tăng thuế nhập khẩu, lượng xe nhập khẩu đã giảm dù không đáng kể, đồng thời các khách hàng đã quay trở lại với xe lắp ráp trong nước.
Dựa trên quan điểm này, đã có dự báo rằng thị trường ôtô lắp ráp trong nước thời gian tới sẽ tiếp tục tăng trưởng. Chưa kể thị trường ôtô nhập khẩu sẽ thu hẹp dần khi Chính phủ yêu cầu tiếp tục tăng thuế nhập khẩu.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng, nếu quyết định tăng thuế nhập khẩu tới đây được thực hiện và áp dụng mức tương đương cho cả xe nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng thì mức tăng giá của xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước vẫn khác nhau.
Lý do là thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc luôn tác động trực tiếp lên giá bán trong khi thuế nhập khẩu linh kiện chỉ tác động gián tiếp, chưa kể mức tăng giá đó còn phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng linh kiện nhập khẩu trên mỗi chiếc xe hoàn thiện hay nói cách khác là phụ thuộc vào tỷ lệ nội địa hóa của những chiếc xe đó.