Thị trường ôtô trong nước chính thức “đổ đèo”

Đức Thọ
Với việc gia tăng đà sụt giảm so với tháng liền trước, có thể coi thị trường ôtô trong nước tháng 2 đã bắt đầu chính thức “đổ đèo”
Dự báo thị trường ôtô trong nước sẽ còn tiếp tục sụt giảm mạnh - Ảnh: Đức Thọ.
Dự báo thị trường ôtô trong nước sẽ còn tiếp tục sụt giảm mạnh - Ảnh: Đức Thọ.
Với việc gia tăng đà sụt giảm so với tháng liền trước, có thể coi thị trường ôtô trong nước tháng 2/2011 đã bắt đầu chính thức “đổ đèo”.

Báo cáo từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong tháng 2 vừa qua, tổng lượng xe do các hãng thành viên bán ra chỉ đạt 7.889 chiếc, giảm 24% so với tháng 1.

Mặc dù vậy, so với cùng kỳ 2010, sản lượng bán hàng ôtô trong nước tháng 2/2011 cũng đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể là 56% (+ 2.819 chiếc).

Cũng theo báo cáo của VAMA, trong tháng vừa qua chỉ có 2 hãng xe thành viên đạt sản lượng vượt mốc 1.000 chiếc là Toyota đạt 2.223 chiếc và Trường Hải đạt 1.876 chiếc.

Số lượng hãng xe rơi vào trạng thái sụt giảm sản lượng bán hàng so với tháng liền trước là rất lớn. Cụ thể, có đến 13/17 hãng xe thành viên bị sụt giảm sản lượng. Đáng kể nhất là Toyota giảm 834 chiếc, Trường Hải giảm 388 chiếc, GM Daewoo giảm 334 chiếc, Mitsubishi (Vinastar) tụt một mạch từ 461 chiếc xuống còn vẻn vẹn 57 chiếc…

Chỉ có 3 hãng xe đạt tăng trưởng trong tháng 2 vừa qua là Suzuki (tăng 108 chiếc), Sanyang (tăng 35 chiếc) và Vinaxuki (tăng 25 chiếc). Riêng thành viên chuyên sản xuất xe tải nặng và xe chuyên dùng Vinacomin - Vinacoal giữ nguyên sản lượng… 2 chiếc.

Hiện tượng sụt giảm mạnh và gần như toàn diện của thị trường trong nước tháng vừa qua thực tế không nằm ngoài dự đoán. Bởi theo giới phân tích, từ tác động mạnh mẽ của việc điều chỉnh tăng 9,3% tỷ giá USD/VND hồi giữa tháng 2 khiến giá bán lẻ ôtô đồng loạt tăng từ 3% đến trên dưới 7%, sức mua ôtô trên thị trường không thể không suy giảm.

Việc giá bán lẻ ôtô tăng dường như chỉ có tác động đáng kể lên các phân khúc xe du lịch dưới 10 chỗ ngồi. Biểu hiện rõ nét nằm ở các mức giảm khác nhau giữa các phân khúc. Đơn cử trong tháng 2 vừa qua, trong khi phân khúc xe thương mại chỉ giảm 2% thì các loại xe đa dụng (SUV, MPV, crossover) giảm đến 37% và xe từ 5 chỗ ngồi trở xuống giảm 35,4%.

Giới kinh doanh ôtô tỏ ra lo ngại đà sụt giảm của thị trường sẽ còn tiếp tục được “gia cố”. Bởi thực tế, chỉ sau khoảng thời gian nửa tháng giá xe rục rịch tăng (thậm chí một số hãng xe chỉ bắt đầu áp dụng giá mới từ tháng 3), sức mua trên thị trường đã lập tức giảm mạnh. Do đó, nhiều khả năng từ tháng 3 trở đi, sản lượng bán hàng ôtô trong nước sẽ còn giảm mạnh mẽ hơn nữa.

Sản lượng bán hàng ôtô trong nước 3 tháng gần đây

Tháng 2/2011Tháng 1/2011Tháng 12/2010
Xe du lịch2.6294.0694.073
Xe đa dụng MPV9241.3521.318
Xe việt dã SUV8131.4221.672
Xe minibus, bus436631817
Xe tải, pick-up, van và xe khác3,0872.9504.605
Tổng
7.88910.42412.485
Nguồn: VAMA

So sánh sản lượng bán hàng ôtô trong nước 2 tháng liên tiếp
 Tháng 2/2011Tháng 1/2011Tăng/giảm
Xe 2 cầu/Xe đa công dụng1.7372.774-37%
Xe du lịch2.6294.069-35.4%
Xe thương mại3.5233.581-2%
Tổng7.88910.424-24%
Nguồn: VAMA   

Tin mới

Giấc mơ Robotaxi có thể là cơn ác mộng về pháp lý đối với Tesla và các nhà đầu tư

Giấc mơ Robotaxi có thể là cơn ác mộng về pháp lý đối với Tesla và các nhà đầu tư

Chương trình thí điểm robotaxi của Tesla được kiểm soát chặt chẽ tại Austin đã trải qua 16 ngày mà không xảy ra tai nạn nghiêm trọng nào. Nhưng vào ngày 24 tháng 6, một chiếc Model Y trong đội xe thử nghiệm đã đâm vào một chiếc Toyota Camry đang đỗ bên ngoài một tiệm pizza nổi tiếng. Đó chỉ là một sự cố nhỏ, nhưngvấn đề đặt ra nếu đó là con người thì câu chuyện hoàn toàn khác.
Chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ giao thông sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới

Chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ giao thông sẽ tăng gấp 3 lần trong thập kỷ tới

Chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ giao thông dự kiến sẽ tăng gấp ba lần trong thập kỷ tới, từ 389 tỷ USD vào năm 2023 lên 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2035, chủ yếu nhờ sự mở rộng đáng kể trong lĩnh vực sạc xe điện (EV) và các dịch vụ kỹ thuật số, đặc biệt là các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS).
AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.