Thị trường Trung Quốc đi xuống, ngành ôtô toàn cầu dễ lao đao

Thăng Điệp
Những gì đang diễn ra ở nước này phản ánh tình trạng chung của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu hiện nay
Mấy thập kỷ qua, các hãng xe đã đầu tư nhiều tỷ USD để mở nhà máy và dây chuyền sản xuất mới ở Trung Quốc.
Mấy thập kỷ qua, các hãng xe đã đầu tư nhiều tỷ USD để mở nhà máy và dây chuyền sản xuất mới ở Trung Quốc.

"Đầu tàu" tăng trưởng của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu đã tụt dốc: thị trường ôtô Trung Quốc 2018 giảm doanh số lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Mặc dù vậy, bước tiến trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung và kế hoạch kích cầu của Bắc Kinh được hy vọng sẽ giúp thị trường xe nước này khởi sắc hơn năm nay.

Hãng tin Bloomberg dẫn số liệu do Hiệp hội Xe hơi Trung Quốc (PCA) công bố ngày 9/10 cho biết doanh số thị trường ôtô nước này giảm 6% trong năm ngoái, còn 22,7 triệu xe. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự sụt giảm chóng mặt của thị trường chứng khoán Trung Quốc được xem là những nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng Trung Quốc "thắt chặt hầu bao".

Doanh số ôtô sụt giảm được xem là một trong những tín hiệu đáng ngại nhất về sức khỏe nền kinh tế 12,2 nghìn tỷ USD của Trung Quốc, buộc Chính phủ nước này phải lên kế hoạch kích cầu nhằm vực dậy doanh số của các hãng xe. 

Các hãng xe ở Trung Quốc giờ đây đang đặt cược nhiều hơn vào xe chạy điện, loại xe hưởng lợi nhờ chính sách bảo vệ môi trường của nước này.

Ngày 9/10, Bắc Kinh tuyên bố sẽ có các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng trong nước đối với nhiều mặt hàng, trong đó có ôtô.

Cổ phiếu các hãng xe Trung Quốc đã tăng sau khi tuyên bố trên được đưa ra. Cổ phiếu các hãng xe nước ngoài như Daimler, BMW và Volkswagen cũng đi lên nhờ thông tin lạc quan về vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung vừa diễn ra ở Bắc Kinh.

Mấy thập kỷ qua, các hãng xe đã đầu tư nhiều tỷ USD để mở nhà máy và dây chuyền sản xuất mới ở Trung Quốc. Các kế hoạch này mở rộng sản xuất này đang đối mặt rủi ro lớn trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Tuy nhiên, các hãng xe không chỉ gặp khó ở Trung Quốc. Những gì đang diễn ra ở nước này phản ánh tình trạng chung của ngành công nghiệp ôtô toàn cầu hiện nay: giá cả tăng, bất ổn chính trị, tình trạng xe chạy dầu diesel bị "ghẻ lạnh" và những dịch vụ mới như chia sẻ xe đang khiến nhu cầu mua xe mới giảm sút tại nhiều thị trường như Mỹ và Anh.

Trung Quốc vốn là niềm hy vọng lớn nhất của các hãng xe, nên sự đi xuống của thị trường ôtô nước này có thể báo hiệu cho sự suy thoái của công nghiệp ôtô toàn cầu - theo một báo cáo của RBC Capital Markets.

Theo dự báo tuần này của ngân hàng Goldman Sachs, doanh số thị trường ôtô toàn cầu có thể giảm 7% năm nay, trong bối cảnh thị trường xe Trung Quốc rơi vào chuỗi quý giảm liên tiếp chưa từng có tiền lệ. Goldman Sachs cũng dự báo doanh số thị trường ôtô toàn cầu sẽ hồi phục vào năm 2020, với mức tăng 3%.

Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc (CAAM) thì dự báo thị trường xe nước này sẽ hầu như không có sự thay đổi về doanh số trong 2019. Theo dự báo được CAAM đưa ra, nhu cầu mua xe chạy xăng, dầu của người Trung Quốc sẽ giảm xuống, nhưng nhu cầu xe chạy điện gia tăng sẽ giúp bù đắp cho sự giảm sút đó.

PCA thì dự báo doanh số thị trường xe Trung Quốc sẽ tăng 1,2% trong 2019.

Các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm còn 6,2% trong năm nay, từ mức 6,6% ước tính đạt được trong 2018. Sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới chắc chắn sẽ gây áp lực lên doanh số thị trường ôtô nước này.

Theo dự báo tuần này của ngân hàng Goldman Sachs, doanh số thị trường ôtô toàn cầu có thể giảm 7% năm nay, trong bối cảnh thị trường xe Trung Quốc rơi vào chuỗi quý giảm liên tiếp chưa từng có tiền lệ.

Các hãng xe ở Trung Quốc giờ đây đang đặt cược nhiều hơn vào xe chạy điện, loại xe hưởng lợi nhờ chính sách bảo vệ môi trường của nước này. CAAM dự báo doanh số thị trường xe chạy điện, xe lai (hybrid) và xe chạy tấm pin năng lượng tại Trung Quốc có thể tăng thêm 1/3 trong năm nay, đạt 1,6 triệu xe, sau khi lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu xe vào 2018.

Hãng xe điện Tesla của Mỹ mới đây đã khởi công một nhà máy ở Thượng Hải, nhằm đẩy mạnh cuộc đua xe chạy điện tại thị trường Trung Quốc với các thương hiệu lớn như Volkswagen, BMW, GM, và cả các hãng xe trong nước.

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.