Thông tư 03 - “rào” khó vượt của ôtô nhập khẩu

Đức Thọ
Với những yêu cầu khắt khe, Thông tư 03 vẫn được xem là một “hàng rào” khó vượt đối với ôtô nhập khẩu
Một số doanh nghiệp cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện được các quy định tại Thông tư 03 dù không hoàn toàn dễ dàng.
Một số doanh nghiệp cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện được các quy định tại Thông tư 03 dù không hoàn toàn dễ dàng.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Thông tư 03 là văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2018. Về cơ bản, Thông tư 03 chỉ làm rõ hơn các khái niệm nêu trong Nghị định 116 và quy định chi tiết hơn các yêu cầu, thủ tục… đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu chứ không "nới lỏng" theo đề xuất trước đó của nhiều doanh nghiệp ôtô.

Tại Điều 3 về "giải thích từ ngữ", Thông tư 03 nêu rõ khái niệm "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài" là cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật được nước ngoài chấp thuận, thừa nhận, công nhận có chức năng phát hành các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô (VTA-Vehicle Type Approval); tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nước ngoài đối với các nhà máy sản xuất ra kiểu loại ôtô nhập khẩu; giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

Trong rất nhiều các giấy tờ, thủ tục bắt buộc để đạt điều kiện nhập khẩu ôtô thì loại giấy tờ được xem là quan trọng nhất là VTA. Theo giải thích của Thông tư 03, đây là giấy chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ôtô hoặc gồm giấy chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với kiểu loại ôtô và giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ôtô hoặc kiểu loại động cơ.

Điểm đáng chú ý tiếp theo tại Thông tư 03 là việc làm rõ hơn quy định về kiểm định theo từng lô cùng hệ thống các loại giấy tờ để kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Theo quy định này, mỗi mẫu ôtô đại diện cho từng kiểu loại ôtô trong mỗi lô xe nhập khẩu sẽ phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật. Chẳng hạn, một lô xe được doanh nghiệp nhập khẩu có 3 kiểu loại ôtô thì mỗi kiểu loại sẽ phải lấy ngẫu nhiên một xe để thực hiện hoạt động kiểm định.

Như vậy, với việc Thông tư 03 quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện và làm rõ hơn các khái niệm nêu trong Nghị định 116, các doanh nghiệp đã bắt đầu có thể hoàn tất cả thủ tục, giấy tờ để tiến hành nhập khẩu ô tô.

Trước khi Thông tư 03 được ban hành, một số doanh nghiệp lớn cho biết đã phải loay hoay và chờ đợi vì không biết phải thực hiện cụ thể thế nào để hoàn tất các thủ tục đúng theo quy định.

Mặc dù vậy, với việc không nới lỏng các quy định như một số thành viên Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) từng đề xuất, Thông tư 03 vẫn là một rào cản khó vượt đối với nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.

Đặc biệt là với một số hãng xe Nhật Bản. Trao đổi với phóng viên, đại diện một số hãng xe như Toyota hay Honda đều cho rằng Thông tư 03 và cao hơn là Nghị định 116 không khác gì một "bức tường" cao mà họ không thể vượt qua được để nhập khẩu ôtô nguyên chiếc, ít nhất là trong khoảng 3 tháng tới.

Thậm chí với các quy định thắt chặt của Nghị định 116, ngay cả các tập đoàn mẹ như Toyota và Honda tại Nhật Bản cũng đã từng cho biết sẽ dừng hoạt động sản xuất ôtô để xuất khẩu sang thị trường Việt Nam, bao gồm cả thương hiệu hạng sang là Lexus.

Trái lại, một số doanh nghiệp khác, chủ yếu là doanh nghiệp nhập khẩu ôtô từ châu Âu, lại cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện được các quy định tại Thông tư 03 dù không hoàn toàn dễ dàng.

Trước khi Thông tư 03 được ban hành, đại diện tập đoàn Thaco (đơn vị nhập khẩu và phân phối thương hiệu BMW, MINI và Peugeot) đã cho biết, chỉ cần nắm rõ quy định cơ quan cụ thể nào có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận thì doanh nghiệp sẽ thực hiện được.

Ngay tại thời điểm ra mắt thương hiệu BMW và MINI, đại diện tập đoàn BMW cũng khẳng định sẽ đề nghị Chính phủ Đức hỗ trợ để Thaco nhập khẩu và phân phối xe BMW và MINI một cách thuận lợi nhất.

Dù các quy định đã được hướng dẫn thực hiện cụ thể, nhưng với những yêu cầu khắt khe, Thông tư 03 vẫn được xem là một "hàng rào" khó vượt đối với ôtô nhập khẩu.

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, để có thể hoàn tất các thủ tục thì cũng phải mất ít nhất 4-5 tháng nữa, thậm chí là lâu hơn thì ôtô nhập khẩu mới có thể về đến Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, thị trường ôtô chắc chắc sẽ rất ảm đạm.

Bên cạnh đó, với quy định về kiểm định ngẫu nhiên theo từng lô xe, thời gian chờ đợi và chi phí cho hoạt động kiểm định sẽ khiến cho cơ cấu giá xe thay đổi và gần như đương nhiên, giá bán lẻ ôtô nhập khẩu sẽ bị đội lên. "Đây sẽ là một thiệt thòi đáng kể với người tiêu dùng nếu doanh nghiệp không còn chỗ để "cắt" chi phí", giám đốc một doanh nghiệp phân phối ôtô chia sẻ.

Tin mới

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

AI: Động cơ mới thúc đẩy tương lai ngành ô tô toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô đang trải qua một sự chuyển mình mạnh mẽ. Trái tim của một chiếc xe từng là động cơ cơ khí, nhưng ngày nay, sức mạnh chuyển đổi nằm ở trí tuệ nhân tạo (AI). Khi AI được tích hợp vào mọi khía cạnh của thiết kế, sản xuất và trải nghiệm người dùng, nó nhanh chóng trở thành "động cơ" thúc đẩy sự đổi mới và lợi thế cạnh tranh.
Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Hãng xe lớn thứ 2 Trung Quốc và hành trình làm chủ công nghệ xe tự hành

Trong cuộc đua xe tự hành toàn cầu đang phát triển nóng, các đối thủ hàng đầu như Tesla, Waymo và Zoox dẫn đầu về đổi mới công nghệ và dịch vụ. Tuy nhiên, một trong những ông lớn của ngành ô tô Trung Quốc đã âm thầm tham gia thị trường này một cách kín tiếng và phát triển mạnh mẽ đó là Geely.
Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Các thành phố trên thế giới đang triển khai vùng phát thải thấp như thế nào?

Nhiều thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng triển khai hoặc quy hoạch các khu vực phát thải thấp (LEZ) và khu vực không phát thải (ZEZ), nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí, tắc nghẽn giao thông và phát thải carbon từ giao thông đường bộ, mang lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và kinh tế cho các cộng đồng đang phải đối mặt với ô nhiễm từ các khu vực có lưu lượng giao thông cao...
Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Thách thức và cơ hội cho các hãng xe máy chạy xăng tại thị trường Việt trước những chính sách mới

Xe máy xuất hiện ở khắp mọi nơi ở các thành phố lớn đến các tỉnh thành khác trên khắp Việt Nam. Đây là phương tiện giao thông chủ đạo của người dân, đặc biệt là xe máy dùng năng lượng hoá thạch. Doanh số của xe máy chạy xăng vẫn tăng trưởng liên tục thời gian qua. Tuy nhiên, trước những chính sách quyết liệt trong quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam trong năm 2025, các hãng bán xe xăng sẽ buộc phải tìm ra những phương án để tồn tại hoặc mất thị phần.
Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Thị trường lớn nhất thế giới đã điện khí hoá ngành xe máy như thế nào?

Tại Washington, Brussels và nhiều nơi khác, các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang tập trung cao độ vào mối đe dọa đối với việc làm trong ngành ô tô từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, khi xe hybrid và xe chạy bằng pin của họ đang vượt mặt các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các công ty Trung Quốc đang củng cố một lĩnh vực xe điện khác, ít được biết đến hơn tại thị trường nội địa đó là xe máy điện hai bánh.