Toyota bị "tố" không kiểm tra lỗi điện tử như cam kết
Giới chức Mỹ cáo buộc Toyota đã không điều tra tận gốc nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tăng tốc bất ngờ ở một số dòng xe

Hôm 20/5, các nhà chức trách Mỹ đã cáo buộc hãng xe Nhật Bản đã không giữ đúng cam kết điều tra tận gốc nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tăng tốc bất ngờ ở một số dòng xe của hãng.
Ông Henry Waxman, Chủ tịch Ủy ban thương mại và năng lượng thuộc Hạ viện Mỹ, cho hay Toyota đã thuê công ty tư vấn Exponent để tìm ra mối liên hệ giữa lỗi điện tử và hiện tượng tăng tốc bất ngờ, nhưng nhiệm vụ của công ty này lại làm “xáo trộn và không tìm ra được những rắc rối”.
“Toyota đã nhắc đi nhắc lại với công chúng rằng, họ đã tiến hành thử nghiệm rộng rãi các lỗi điện tử trên các dòng xe của họ. Nhưng chúng tôi không tìm thấy cơ sở nào cho khẳng định này”, hãng tin AP dẫn lời ông Waxman. “Những khẳng định của Toyota có thể là tốt cho quan hệ công chúng, nhưng nó không phải là sự thật”.
Jim Lentz, Giám đốc bán hàng tại Mỹ của Toyota, đã nhiều lần phủ nhận về mối liên quan giữa hệ thống điện tử và hiện tượng tăng tốc đột ngột. Thay vào đó, hãng tuyên bố lỗi cơ học mới là lý do khiến hãng này phải thu hồi hàng triệu xe trên toàn cầu.
Hãng xe lớn nhất thế giới đã phải nộp phạt khoản tiền lên tới 16,4 triệu USD do phản ứng chậm trong vụ lỗi chân ga. Tuy nhiên, Toyota có thể phải đối mặt với nhiều án phạt khác, nếu các nhà chức trách Mỹ tìm thấy bằng chứng rằng công ty này đã trì hoãn các vụ thu hồi khác.
Trong một diễn biến khác có liên quan, hôm 20/5, ông Masaaki Sato, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực phân tích về Toyota, đã gửi thư kêu gọi ông Akio Toyoda, chủ tịch đương nhiệm của Toyota, nên từ chức vì thiếu kinh nghiệm và không có phản ứng phù hợp trong vụ bê bối thu hồi xe của hãng.
Ông Masaaki Sato đã gửi lá thư trên cho báo giới sau khi Toyota nộp số tiền phạt 16,4 triệu USD. Toyota khẳng định không vi phạm các quy định an toàn, cũng như không cố tình che giấu lỗi chân ga. Việc chấp thuận đóng tiền phạt là nhằm tránh “tranh cãi kéo dài và khả năng bị kiện tụng”.
Ông Henry Waxman, Chủ tịch Ủy ban thương mại và năng lượng thuộc Hạ viện Mỹ, cho hay Toyota đã thuê công ty tư vấn Exponent để tìm ra mối liên hệ giữa lỗi điện tử và hiện tượng tăng tốc bất ngờ, nhưng nhiệm vụ của công ty này lại làm “xáo trộn và không tìm ra được những rắc rối”.
“Toyota đã nhắc đi nhắc lại với công chúng rằng, họ đã tiến hành thử nghiệm rộng rãi các lỗi điện tử trên các dòng xe của họ. Nhưng chúng tôi không tìm thấy cơ sở nào cho khẳng định này”, hãng tin AP dẫn lời ông Waxman. “Những khẳng định của Toyota có thể là tốt cho quan hệ công chúng, nhưng nó không phải là sự thật”.
Jim Lentz, Giám đốc bán hàng tại Mỹ của Toyota, đã nhiều lần phủ nhận về mối liên quan giữa hệ thống điện tử và hiện tượng tăng tốc đột ngột. Thay vào đó, hãng tuyên bố lỗi cơ học mới là lý do khiến hãng này phải thu hồi hàng triệu xe trên toàn cầu.
Hãng xe lớn nhất thế giới đã phải nộp phạt khoản tiền lên tới 16,4 triệu USD do phản ứng chậm trong vụ lỗi chân ga. Tuy nhiên, Toyota có thể phải đối mặt với nhiều án phạt khác, nếu các nhà chức trách Mỹ tìm thấy bằng chứng rằng công ty này đã trì hoãn các vụ thu hồi khác.
Trong một diễn biến khác có liên quan, hôm 20/5, ông Masaaki Sato, chuyên gia uy tín trong lĩnh vực phân tích về Toyota, đã gửi thư kêu gọi ông Akio Toyoda, chủ tịch đương nhiệm của Toyota, nên từ chức vì thiếu kinh nghiệm và không có phản ứng phù hợp trong vụ bê bối thu hồi xe của hãng.
Ông Masaaki Sato đã gửi lá thư trên cho báo giới sau khi Toyota nộp số tiền phạt 16,4 triệu USD. Toyota khẳng định không vi phạm các quy định an toàn, cũng như không cố tình che giấu lỗi chân ga. Việc chấp thuận đóng tiền phạt là nhằm tránh “tranh cãi kéo dài và khả năng bị kiện tụng”.