Toyota cân nhắc ngừng sản xuất ôtô tại Việt Nam

Đức Thọ
Tổng giám đốc Toyota Việt Nam nói đây là một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra
Toyota hiện đang là hãng ôtô chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Theo 
thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng lượng 
xe bán ra trong năm 2014 của Toyota đạt 41.205 chiếc, tăng 24% so với 
năm 2013.
Toyota hiện đang là hãng ôtô chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng lượng xe bán ra trong năm 2014 của Toyota đạt 41.205 chiếc, tăng 24% so với năm 2013.
Liên doanh ôtô Việt Nam đang cân nhắc ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất, lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc kể từ năm 2018.

Phát biểu tại một cuộc họp tổng kết năm tài chính 2014 diễn ra hồi cuối tuần qua, Tổng giám đốc Công ty Ôtô Toyota Việt Nam, ông Yoshihisa Maruta nói đây là một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra trong bối ngành công nghiệp ôtô trong nước phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Thách thức cơ bản nhất, theo ông Yoshihisa Maruta, là chỉ còn chưa đầy 3 năm nữa thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực Đông Nam Á sẽ giảm về mức 0%. Trong khi đó, mặc dù chiến lược và quy hoạch công nghiệp ôtô giai đoạn mới đã được Chính phủ ban hành song cho đến nay, các chính sách cụ thể vẫn chưa được quyết định.

“Điều các doanh nghiệp mong chờ nhất chính là những lộ trình rõ ràng cho mỗi chính sách liên quan đến thị trường và ngành công nghiệp ôtô. Để sản xuất một mẫu xe, doanh nghiệp cần phải có khoảng thời gian 3 năm để chuẩn bị. Như vậy, ngay tại thời điểm này chúng tôi đã phải có kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, chúng tôi đang bị đẩy vào tình thế khó khăn cho quyết định của mình khi chưa nhận thấy lộ trình của các chính sách cụ thể”, ông Yoshihisa Maruta chia sẻ.

Cũng theo chia sẻ của người đứng đầu liên doanh ôtô Nhật Bản, nếu các chính sách vẫn giữ như hiện hành thì viễn cảnh các doanh nghiệp lắp ráp chuyển toàn bộ sang nhập khẩu là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi lẽ, với mức thuế 0% đối với xe nguyên chiếc từ ASEAN thì rõ ràng, các doanh nghiệp nhập khẩu về bán sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc nhập khẩu linh kiện về rồi dỡ ra sau đó lắp lại.

Toyota hiện đang là hãng ôtô chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng lượng xe bán ra trong năm 2014 của Toyota đạt 41.205 chiếc, tăng 24% so với năm 2013. Trong đó, lượng xe được lắp ráp ngay tại Việt Nam là 34.778 chiếc.

Năm 2014 cũng chứng kiến kỷ lục mới về xuất khẩu của Toyota Việt Nam với tổng giá trị kim ngạch 40 triệu USD, qua đó nâng tổng giá trị xuất khẩu cộng dồn lên mức 286 triệu USD.

Năm 2015, Toyota Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất trong nước 41.000 xe, tăng 18% so với năm 2014 và mục tiêu bán hàng 46.000 xe, tăng 13%.

Tin mới

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Ngành ô tô đang khai thác sức mạnh của AI như thế nào?

Trí tuệ nhân tạo hứa hẹn sẽ thay đổi thế giới kinh doanh theo những cách sâu sắc và ngành công nghiệp ô tô cũng không ngoại lệ. Các công ty đang áp dụng AI để đạt được lợi thế cạnh tranh, cho dù là về hiệu quả hoạt động, xử lý lượng lớn dữ liệu để đưa ra quyết định, tiếp thị, cải thiện dịch vụ khách hàng, đổi mới sản phẩm và dịch vụ và kiểm soát chất lượng.
Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Quy định mới đối với vấn đề khí thải xe ô tô từ ngày 16/12/2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Thông tư 06/2025 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khí thải xe ô tô tham gia giao thông đường bộ. Nội dung quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông đường bộ, bao gồm Cacbon Monoxit (CO), Hydrocacbon (HC) trong khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy cưỡng bức và độ khói của khí thải xe ô tô lắp động cơ cháy do nén.
Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Vì sao Apple thất bại còn Xiaomi lại thành công với sản xuất ô tô?

Lei Jun, người sáng lập và chủ tịch của Xiaomi Corp., công ty công nghệ duy nhất đến thời điểm hiện tại đã thành công trong việc đa dạng hóa sang sản xuất ô tô. Tuy nhiên, con đường tương tự đã từ chối Apple, gã khổng lồ ngành công nghệ của thế giới.
Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Thị trường “Detroit châu Á” vật lộn trước sự khủng hoảng của xe điện Trung Quốc

Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang lan sang thị trường lớn nhất của nước này tại châu Á là Thái Lan. Khi phải vật lộn để cạnh tranh với BYD, các kế hoạch sản xuất đầy tham vọng nội địa gặp rủi ro, các công ty nhỏ hơn tìm sang Thái Lan như giải pháp để tồn tại nhưng để lại hệ luỵ không nhỏ cho thị trường này.