Toyota đầu tư 600 triệu USD, lập liên doanh với startup Trung Quốc Didi Chuxing

Đức Anh
Toyota cho biết hợp tác với Didi nhằm đưa vào và thúc đẩy sử dụng rộng rãi ôtô điện, phù hợp với các dịch vụ vận tải tương lai tại Trung Quốc

Hãng ôtô Nhật Bản Toyota Motor Corp dự kiến đầu tư 600 triệu USD vào Didi Chuxing và lập một liên doanh mới để cùng cung cấp dịch vụ vận tải với startup gọi xe Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post. 

Liên doanh mới sẽ được thành lập thông qua GAC Toyota Motor Co, liên doanh sản xuất ôtô của Toyota đặt tại thành phố Quảng Đông, tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc, theo thông cáo chung phát đi ngày 25/7. 

"Chúng tôi muốn tận dụng chuyên môn của Didi về vận hành dịch vụ vận tải trên nền tảng trí tuệ nhân tạo quy mô lớn và công nghệ ôtô kết nối hàng đầu của Toyota, nhằm xây dựng một hệ thống vận tải thông minh thế hệ kế tiếp cho các thành phố bền vững", Stephen Zhu, phó chủ tịch cấp cao của Didi, cho biết trong thông cáo. 

Thương vụ hợp tác đầu tư này diễn ra trong bối cảnh Didi - có các nhà đầu tư lớn gồm Apple, Alibaba và Tencent Holdings - đang đối mặt với làn sóng cạnh tranh mới từ các nền tảng gọi xe trực tuyến mới tại Trung Quốc. 

Đầu tháng này, ứng dụng gọi xe mới có tên T3 bắt đầu hoạt động thử nghiệm tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Startup này được đầu tư bởi Alibaba, Tencent, hãng bán lẻ trực tuyến Suning.com cùng các nhà sản xuất ôtô quốc doanh Dongfeng Motor Corp và FAW Group. 

Tháng trước, Meituan Dianping ra mắt dịch vụ gọi xe tổng hợp tại 10 thành phố của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, cho phép người dùng so sánh giá với một số nền tảng khác, như Caocao Car của Geely và Shouqi, rồi sau đó đặt xe qua ứng dụng Meituan. Ngoài ra, AutoNavi, ứng dụng bản đồ của Alibaba, với khoảng 100 triệu người dùng, cũng có nền tảng dịch vụ tổng hợp, cho phép người dùng gọi xe.

Vào tháng trước, Didi tuyên bố đầu tư vào ứng dụng gọi xe mới có tên OnTime - cũng được Tencent trợ vốn. Đây là một trong những động thái nhằm mở rộng liên minh chiến lược của startup gọi xe lớn nhất tại Trung Quốc này.

Về phía Toyota, công ty này cho biết hợp tác với Didi nhằm đưa vào và thúc đẩy sử dụng rộng rãi ôtô điện, phù hợp với các dịch vụ vận tải trong tương lai tại Trung Quốc. 

"Trong tương lai, chúng tôi sẽ hợp tác với Didi nhằm phát triển các dịch vụ hấp dẫn và an toàn hơn cho khách hàng của mình tại Trung Quốc", Shigeki Tomoyama, phó chủ tịch Toyota, cho biết trong thông cáo. 

Toyota cho biết đặt mục tiêu chiếm 50% doanh số ôtô điện toàn cầu vào năm 2025. Công ty này đã hợp tác với các nhà sản xuất pin điện Trung Quốc gồm Contemporary Amperex Technology và BYD, nằm trong kế hoạch chuyển đổi sang các loại ôtô chạy điện. 

Thời gian gần đây, Didi cũng đẩy mạnh hợp tác chiến lược với nhiều nhà sản xuất ôtô. Tháng 4 năm ngoái, công ty này tham gia hợp tác với Dongfeng, FAW, Geely, BYD Auto, Volkswagen và liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi, với mục tiêu tạo một nền tảng mở cho các loại ôtô năng lượng mới, trí tuệ nhân tạo và vận tải chia sẻ trong ngành công nghiệp ôtô. 

Trước đó, Toyota và Didi cũng đã hợp tác với nhau trong nhiều dự án về ôtô và dịch vụ dành cho đối tác tài xế của Didi. Dù nắm giữ tới 88% thị phần gọi xe tại Trung Quốc, hồi tháng 4, Didi cho biết công này vẫn đang thua lỗ. 

Tin mới

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

Cuộc cách mạng “xanh” hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải dường như đang chia thành hai nhánh phát triển có tính khả thi nhất hiện nay, một là xe thuần điện, hai là xe Hybrid. Trong giai đoạn đầu, đa số các hãng ô tô đều tâm niệm rằng xe thuần điện mới là “chân ái” và họ bước vào một cuộc chạy đua đầy cam go, khốc liệt. Nhiều người từng cho rằng, xe Hybrid chỉ là giải pháp chuyển giao và sẽ sớm bị quên lãng. Thế nhưng, hai năm trở lại đây, một số hãng ô tô lại bắt đầu “bẻ lái” sang tập trung phát triển xe Hybrid, khiến cuộc so kè giữa hai dòng xe này đang ngày càng trở nên cân bằng.
Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Mặc dù sử dụng nhiều phương án hoạt động vận động hành lang nhằm chia rẽ các nước trong khối EU để chặn thuế quan EV mới nhưng EU vẫn áp mức thuế rất cao. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã sẵn sàng tìm phương án để làm suy yếu EU.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.