Toyota thua Ford về doanh số tại Mỹ
Hãng xe Mỹ Ford đã vượt qua đối thủ Nhật Bản Toyota để trở thành hãng xe lớn thứ hai tại thị trường bản địa trong năm 2010
Hãng xe Mỹ Ford đã vượt qua đối thủ Nhật Bản Toyota để trở thành hãng xe lớn thứ hai tại thị trường bản địa trong năm 2010. Ngôi vị “á quân” về doanh số tại Mỹ đã được Toyota nắm giữ liên tục từ năm 2006.
Theo tờ Financial Times, sự vươn lên của Ford và tụt hậu của Toyota trong năm qua phản ánh rõ nét vận may dành cho hãng xe Mỹ và vận đen của hãng xe Nhật. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, doanh số của Ford tại Mỹ tăng 19% trong năm qua - mạnh nhất kể từ năm 1984, trong khi doanh số của Toyota giảm nhẹ tại thị trường này.
Hãng General Motors (GM) hiện vẫn vững vàng ở vị trí hãng xe lớn nhất tại Mỹ, với doanh số tăng 6,3% trong năm qua. Nếu không tính doanh số của 4 thương hiệu xe đã bị “khai tử”, doanh số GM năm nay tăng 21,3%. Doanh số của một hãng xe khác của Mỹ là Chrysler cũng tăng 17%.
Thị phần ngày càng lớn của Ford tại Mỹ xuất phát từ việc những mẫu xe mới của hãng đã được thị trường đón nhận nhiệt tình trong năm qua. Thêm vào đó, uy tín của Ford còn cao hơn khi không cần tới sự hỗ trợ của Chính phủ để tồn tại như GM hay Chrysler.
“Ở nhiều phương diện, năm 2010 là một trong những năm tốt lành nhất của Ford từ trước tới nay”, ông George Pipas, một nhà phân tích thị trường xe hơi, nói với Financial Times.
Trong khi đó, Toyota vẫn chật vật phục hồi sau hàng loạt vụ thu hồi xe trên diện rộng. Hãng này đã phải nộp phạt 48,8 triệu USD vì không tuân thủ các thủ tục về triệu hồi xe của Mỹ.
Theo chuyên trang xe hơi Edmunds, Toyota đã tăng mức chiết khẩu và hỗ trợ khách hàng thêm khoảng 1/3 trong năm qua. Ngược lại, các chương trình khuyến mãi của Ford giảm 5%. Tuy nhiên, mức hỗ trợ khách hàng mỗi xe của Ford vẫn bình quân ở 3.137 USD, so với mức 2.119 USD của Toyota.
Giá cổ phiếu của Ford đã đạt mức cao nhất trong 8 năm là 17,37 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 4/1 tại Phố Wall. Vào thời kỳ khủng hoảng cao điểm của ngành công nghiệp ôtô Mỹ năm 2008, giá cổ phiếu của Ford có lúc giảm còn xấp xỉ 1 USD/cổ phiếu.
Theo ước tính sơ bộ, doanh số thị trường ôtô hạng nhẹ của Mỹ đã tăng lên mức 11,6 triệu xe trong năm 2010, tăng so với mức 10,4 triệu xe trong năm 2009, nhưng vẫn thua xa mức đỉnh 16,6 triệu xe đạt được vào năm 2006.
Theo tờ Financial Times, sự vươn lên của Ford và tụt hậu của Toyota trong năm qua phản ánh rõ nét vận may dành cho hãng xe Mỹ và vận đen của hãng xe Nhật. Số liệu thống kê mới nhất cho thấy, doanh số của Ford tại Mỹ tăng 19% trong năm qua - mạnh nhất kể từ năm 1984, trong khi doanh số của Toyota giảm nhẹ tại thị trường này.
Hãng General Motors (GM) hiện vẫn vững vàng ở vị trí hãng xe lớn nhất tại Mỹ, với doanh số tăng 6,3% trong năm qua. Nếu không tính doanh số của 4 thương hiệu xe đã bị “khai tử”, doanh số GM năm nay tăng 21,3%. Doanh số của một hãng xe khác của Mỹ là Chrysler cũng tăng 17%.
Thị phần ngày càng lớn của Ford tại Mỹ xuất phát từ việc những mẫu xe mới của hãng đã được thị trường đón nhận nhiệt tình trong năm qua. Thêm vào đó, uy tín của Ford còn cao hơn khi không cần tới sự hỗ trợ của Chính phủ để tồn tại như GM hay Chrysler.
“Ở nhiều phương diện, năm 2010 là một trong những năm tốt lành nhất của Ford từ trước tới nay”, ông George Pipas, một nhà phân tích thị trường xe hơi, nói với Financial Times.
Trong khi đó, Toyota vẫn chật vật phục hồi sau hàng loạt vụ thu hồi xe trên diện rộng. Hãng này đã phải nộp phạt 48,8 triệu USD vì không tuân thủ các thủ tục về triệu hồi xe của Mỹ.
Theo chuyên trang xe hơi Edmunds, Toyota đã tăng mức chiết khẩu và hỗ trợ khách hàng thêm khoảng 1/3 trong năm qua. Ngược lại, các chương trình khuyến mãi của Ford giảm 5%. Tuy nhiên, mức hỗ trợ khách hàng mỗi xe của Ford vẫn bình quân ở 3.137 USD, so với mức 2.119 USD của Toyota.
Giá cổ phiếu của Ford đã đạt mức cao nhất trong 8 năm là 17,37 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 4/1 tại Phố Wall. Vào thời kỳ khủng hoảng cao điểm của ngành công nghiệp ôtô Mỹ năm 2008, giá cổ phiếu của Ford có lúc giảm còn xấp xỉ 1 USD/cổ phiếu.
Theo ước tính sơ bộ, doanh số thị trường ôtô hạng nhẹ của Mỹ đã tăng lên mức 11,6 triệu xe trong năm 2010, tăng so với mức 10,4 triệu xe trong năm 2009, nhưng vẫn thua xa mức đỉnh 16,6 triệu xe đạt được vào năm 2006.