Toyota Việt Nam đã nội địa hoá hơn 724 linh kiện

Vũ Khuê
Toyota Việt Nam là nhà sản xuất ô tô FDI có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất với hơn 724 linh kiện, riêng trong năm 2020 - 2021 là 324 linh kiện mới được nội địa hóa.
Riêng trong năm 2020 - 2021 có 324 linh kiện mới của Toyota được nội địa hóa.
Riêng trong năm 2020 - 2021 có 324 linh kiện mới của Toyota được nội địa hóa.

Theo thống kê của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Việt Nam hiện có 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia được vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, tỷ lệ nội địa hoá trong nhiều ngành còn ở mức thấp.

Chia sẻ thực trạng này tại Toạ đàm trực tuyến “Chương trình tìm kiếm và kết nối các nhà cung cấp của Cục Công nghiệp và Toyota” ngày 12/4, ông Cao Văn Bình, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC), cho rằng một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc rất lớn vào các chuỗi cung ứng nước ngoài.

Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn.

Mặt khác, trong thời gian qua, liên kết đầu - cuối trong chuỗi sản xuất vẫn chưa thực sự chặt chẽ, doanh nghiệp còn loay hoay với câu chuyện kết nối cung - cầu. Cụ thể hiện nay, chỉ một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Với phương châm cam kết sản xuất và phát triển lâu dài tại Việt Nam, ông Junichiro Yamamoto, Giám đốc Khối Hành chính Toyota Việt Nam, cho biết Toyota Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam và không ngừng củng cố mạng lưới nhà cung cấp trong nước để phát triển ngành công nghiệp lâu dài.

Vì vậy, trong giai đoạn 2020 - 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, Toyota Việt Nam vẫn tuyển dụng thêm 12 nhà cung cấp mới trong tổng số 46 nhà cung cấp, trong đó có 6 nhà cung cấp thuần Việt.

Đến nay, Toyota Việt Nam là nhà sản xuất ô tô FDI có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất với hơn 724 linh kiện (như thân xe, khung gầm, ghế, ắc quy…). Riêng trong năm 2020 - 2021 là 324 linh kiện mới được nội địa hóa.

Trong năm 2022, Toyota Việt Nam đặt mục tiêu tăng thêm nhiều nhà cung cấp mới và hơn 200 linh kiện mới được nội địa hóa.

Đại diện Toyota nhấn mạnh, đẩy mạnh nội địa hóa không chỉ đơn thuần là gia tăng số lượng nhà cung cấp Việt mà quan trọng là nâng cao năng lực, chất lượng của nhà cung cấp, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh.

Theo Cục công nghiệp, để đồng hành với doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp, Toyota Việt Nam không chỉ mua hàng mà trực tiếp làm cùng nhà cung cấp, phát triển năng lực nhân viên, hướng dẫn nhà cung cấp tiến tới sản xuất tinh gọn, tập trung tiêu chuẩn hóa công đoạn, tiến tới tăng hiệu suất sản xuất.

Tin mới

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Doanh số ô tô tại Việt Nam xác lập đỉnh mới trong tháng 10

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Số liệu toàn thị trường do VAMA tổng hợp bao gồm doanh số của 17 thành viên và số xe nhập khẩu của các hãng xe ngoài VAMA.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” thêm gần 2 tỷ USD cho VinFast

Từ nay đến hết năm 2026, tập đoàn Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng. Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.