Triển lãm ôtô ngày càng “nhạt”

Hoài An
Sáng 31/5, triển lãm Saigon Autotech & Accessories 2012 đã chính thức khai mạc tại Tp.HCM
Tương tự nhiều kỳ triển lãm trước, Saigon Autotech 2012 vẫn không có nhiều điểm nhấn.
Tương tự nhiều kỳ triển lãm trước, Saigon Autotech 2012 vẫn không có nhiều điểm nhấn.
Sáng 31/5, Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Ôtô Xe máy và Công nghiệp phụ trợ lần thứ 8 (Saigon Autotech & Accessories 2012) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, Tp.HCM.

Tương tự nhiều kỳ triển lãm trước, Saigon Autotech 2012 vẫn không có nhiều điểm nhấn ngoài sự góp mặt của thương hiệu xe hơi Subaru, Luxgen và một vài thương hiệu xe máy nhập khẩu như Benelli hay Kawasaki.

Nếu Benelli là cái tên mới toanh thì Kawasaki lại có phần “chìm” trên thị trường xe máy Việt Nam. Vì vậy, Saigon Autotech 2012 hầu như chỉ còn “bấu víu” vào thương hiệu Subaru cùng màn trình diễn mạo hiểm của kỷ lục gia Russ Swift do chính hãng xe hơi Nhật Bản đưa về.

Trao đổi với phóng viên, nhiều khách tham quan thừa nhận hầu hết các kỳ triển lãm ôtô đều ngày càng “nhạt”. Với Saigon Autotech 2012, việc họ mua vé tham quan cũng chỉ là… xem tạm.

Ngoài màn trình diễn xe hơi mạo hiểm thì tại Saigon Autotech 2012, điểm đến đáng chú ý vẫn chỉ là khu vực trưng bày các mẫu xe của Subaru như Legacy, Forester, Impreza, Tribeca, Outback hay mẫu xe thể thao mới BRZ. Cạnh đó là khu vực có sự xuất hiện của các mẫu xe Luxgen đến từ Đài Loan.

Theo nhìn nhận của nhiều khách tham quan, với thị trường và ngành công nghiệp ôtô nhỏ như Việt Nam thì việc có đến 4-5 kỳ triển lãm khác nhau trong năm sẽ gây ra sự dàn trải và nhạt nhẽo. Do đó, nhu cầu gộp lại thành một triển lãm lớn duy nhất được xem là thiết thực.

Thực tế, câu chuyện này cũng đã được báo giới và nhiều hãng xe đặt ra từ vài ba năm trở lại đây. Năm ngoái, một số nhà nhập khẩu và phân phối lớn từng là tâm điểm của nhiều kỳ triển lãm cũng đã có văn bản đề nghị được tham gia triển lãm ôtô lớn nhất trong năm, Vietnam Motor Show, do Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) tổ chức. Tuy nhiên, câu trả lời của VAMA là “không” với lý do chỉ các hãng xe thành viên mới có quyền tham gia.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin mà VnEconomy có được, triển lãm Vietnam Motor Show diễn ra vào cuối năm nay sẽ có sự góp mặt của một số nhà nhập khẩu ngoài VAMA. Đây hẳn là một tin vui đối với hầu hết người tiêu dùng và các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực ôtô, xe máy tại Việt Nam.

Nếu tất cả các triển lãm khác nhau gộp làm một, tất cả các hãng xe, các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp phụ tùng, linh kiện… cùng tham gia vào một triển lãm thì theo nhận định, sẽ có nhiều cái lợi. Đó là quy mô triển lãm lớn hơn, khách tham quan có cơ hội xem và tìm hiểu cùng lúc gần như tất cả các thương hiệu, hãng xe và sản phẩm khác nhau. Trong khi đó, cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau cũng được nâng cao.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.