Từ 1/7, chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Nam Nguyễn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2023 quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước.
Từ 1/7, chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước - Ảnh 1

Theo đó, từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023, mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Ảnh: Lê Vũ.

Từ ngày 01/01/2024 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). 

Theo Bộ Tài chính, việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ có tác động tích cực đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và kinh tế xã hội.

Việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã góp phần hỗ trợ tài chính cho người dân, doanh nghiệp thông qua việc trực tiếp giảm chi phí khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, từ đó kích thích nhu cầu, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp mua sắm ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.

Qua đó, hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà phân phối tiêu thụ được lượng ô tô tồn kho kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Đồng thời, thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô trong nước đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp xe mới đưa vào thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, hướng tới mục tiêu xuất khẩu sang khu vực ASEAN.

Trong thời gian thực hiện giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ theo Nghị định số 70/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020 (thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2020), số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ lần đầu là 209.584 xe, bình quân 34.930 xe/tháng, tăng gấp 2,03 lần so với 6 tháng đầu năm 2020 (số lượng xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ lần đầu trong 6 tháng đầu năm 2020 là 102.924 xe, bình quân 17.574 xe/tháng).

Trong thời gian thực hiện giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 (thực hiện từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022), số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trước bạ lần đầu là 398.177 xe.

Số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trong tháng 12/2021 là 103.722 xe, tăng 2,67 lần so với tháng 11/2021; số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký trong 5 tháng đầu năm 2022 là 294.455 xe, tăng từ 1,2 đến 2 lần so với các tháng cùng kỳ năm 2021 và chiếm gần 50% tổng số xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đăng ký năm 2022.

Thực tế triển khai thực hiện cho thấy, do việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ nên số lượng ô tô sản xuất, lắp ráp đăng ký tăng, theo đó số thu lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cũng tăng lên so với cùng kỳ, cụ thể: Số thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm 2020 tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2020; và trong 5 tháng đầu năm 2022 giảm khoảng 780 tỷ đồng so với 5 tháng đầu năm 2021.

Tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm 2020 đạt 25.167 tỷ đồng, tăng khoảng 12.496 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2020 (tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 12.671 tỷ đồng). 

Tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 22.506 tỷ đồng, tăng khoảng 6.287 tỷ đồng so với 5 tháng đầu năm 2021 (tổng thu thuế GTGT và TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 16.219 tỷ đồng).

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Tài chính, số thu ngân sách nhà nước (NSNN) đối với lệ phí trước bạ có thể giảm khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng.

Việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được cho có thể tác động đến cân đối thu ngân sách nhà nước của các địa phương. Thực tế số thu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ tập trung ở 8 địa phương (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh - nơi có các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước) và số thu lệ phí trước bạ chỉ tăng ở 11 địa phương; 52 địa phương còn lại đều giảm thu từ chính sách này.

Trước đó, theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 5/2023, doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô chỉ đạt 20.726 xe, giảm 8% so với tháng 4 trước đó và giảm 53% so với cùng kỳ năm 2022. Trong số 20.726 xe bán ra toàn thị trường, có 14.483 xe du lịch, 6.096 xe thương mại và 147 xe chuyên dụng.

Doanh số xe du lịch giảm 8%, xe thương mại giảm 6% và xe chuyên dụng giảm 16% so với tháng liền kề trước đó.

Doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 12.079 xe, giảm 9% so với tháng trước đó; doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 8.647 xe, giảm 5% so với tháng 4.

Luỹ kế từ đầu năm đến hết tháng 5/2023, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường giảm 36% so với cùng kỳ 2022. Cụ thể, xe ô tô du lịch giảm 41%, xe thương mại giảm 12% và xe chuyên dụng giảm 63% so với năm 2022.

Đến hết tháng 5/2023, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đã giảm 43%, trong khi xe nhập khẩu giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước tình hình tiêu thụ ô tô trong nước liên tục sụt giảm, các hiệp hội sản xuất ô tô, cơ khí, địa phương đã đồng loạt có kiến nghị lên Thủ tướng, các bộ ngành hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, trong đó có đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước.

Tin mới

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

#Auto Hashtag: Những nhầm tưởng tai hại về xe Hybrid của người tiêu dùng

Cuộc cách mạng “xanh” hóa trong lĩnh vực giao thông vận tải dường như đang chia thành hai nhánh phát triển có tính khả thi nhất hiện nay, một là xe thuần điện, hai là xe Hybrid. Trong giai đoạn đầu, đa số các hãng ô tô đều tâm niệm rằng xe thuần điện mới là “chân ái” và họ bước vào một cuộc chạy đua đầy cam go, khốc liệt. Nhiều người từng cho rằng, xe Hybrid chỉ là giải pháp chuyển giao và sẽ sớm bị quên lãng. Thế nhưng, hai năm trở lại đây, một số hãng ô tô lại bắt đầu “bẻ lái” sang tập trung phát triển xe Hybrid, khiến cuộc so kè giữa hai dòng xe này đang ngày càng trở nên cân bằng.
Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Chiến thuật chia rẽ EU của Trung Quốc

Mặc dù sử dụng nhiều phương án hoạt động vận động hành lang nhằm chia rẽ các nước trong khối EU để chặn thuế quan EV mới nhưng EU vẫn áp mức thuế rất cao. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã sẵn sàng tìm phương án để làm suy yếu EU.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tài khoản giao thông

Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.