Từ Hà Nội đến Hạ Long cần bao nhiêu lít xăng?
Một số kỹ năng cơ bản có thể tham khảo để lái xe an toàn và tiết kiệm nhiên liệu
Đối với người tiêu dùng ôtô tại Việt Nam, vấn đề tiêu thụ nhiên liệu luôn được quan tâm hàng đầu bên cạnh giá bán và chất lượng. Tuy nhiên, mức tiêu thụ nhiên liệu bao nhiêu lại là một câu chuyện khác và không giống nhau, nhất là giữa những người sử dụng khác nhau.
Mới đây, Honda Việt Nam đã tổ chức một cuộc thi nhỏ lấy tiêu chí “vui là chính”. Sau đó, kết quả đạt được từ cuộc thi này vô hình trung đã làm dấy lên một cuộc tranh luận khá gay gắt bởi hai con số bị xem là “sốc”.
Cụ thể, cuộc thi được thực hiện với 18 người lái, trong đó có 9 khách hàng và 9 phóng viên chuyên viết về ôtô, xe máy. Xe sử dụng cho cuộc thi gồm CR-V 2.0 lít và CR-V 2.4 lít, City 1.5MT (số sàn) và City 1.5AT (số tự động).
Qua quãng đường khoảng 150 km từ Hà Nội đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) với hai loại hình đường chủ yếu là đô thị và cao tốc. Kết quả, nhóm xe City 1.5MT đạt mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình 5,096 lít/100 km, nhóm xe City 1.5AT đạt mức 4,693 lít/100 km, nhóm xe CR-V 2.0L đạt mức 4,457 lít/100 km và nhóm xe CR-V 2.4L đạt mức 4,866 lít/100 km.
Điểm gây tranh cãi là có hai mức tiêu thụ nhiên liệu được một số thành viên diễn đàn Otofun.net đánh giá là "không tưởng": chiếc City 1.5AT do khách hàng Phạm Tiến Dũng điều khiển đạt mức tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất là 3,748 lít/100 km và chiếc CR-V 2.0L do phóng viên VnEconomy điều khiển đạt mức 3,695 lít/100 km.
Theo đại diện Honda Việt Nam, do cuộc thi cũng chỉ lấy tiêu chí “vui vẻ” làm đầu nên các con số có thể sẽ không hoàn toàn chính xác, nhất là về cách đo nhiên liệu bằng việc đổ xăng đầy bình chứa tại điểm xuất phát và điểm đích; thứ hai, cuộc thi hướng đến việc lái xe tiết kiệm nhiên liệu chứ không phải cố gắng tìm ra mức tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất cho từng mẫu xe.
Vấn đề đặt ra là tại sao lại có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp như vậy, và tại sao lại có sự chênh lệch khá lớn giữa những người điều khiển khác nhau?
Sự khác biệt đáng kể, theo quan điểm người viết, là do “thi thố” nên mỗi người cầm lái đều vận dụng mọi khả năng, kiến thức và kỹ năng của mình, thậm chí là lợi dụng ngoại cảnh để cố gắng làm sao xe đạt mức tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất.
Ở đây còn có yếu tố may mắn khi người lái gặp thời điểm giao thông ùn tắc hay thông thoáng. Cách lái xe này khác hẳn với cách lái xe thông thường ngay với một người điều khiển. Chưa kể, ở hai mẫu xe Honda City và CR-V còn được trang bị công nghệ tiết kiệm nhiên liệu Eco, khi bật chế độ này, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe có thể tăng thêm trên dưới 20%.
Tại các chương trình huấn luyện kỹ năng lái xe, đại diện một số hãng ôtô cho biết khoảng cách về mức tiêu thụ nhiên liệu giữa việc lái xe “thả cửa” và lái xe tiết kiệm nhiên liệu đúng cách có thể lên đến trên dưới 40%.
Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản có thể tham khảo được phóng viên VnEconomy ghi lại và tổng hợp từ các chương trình huấn luyện kỹ năng lái xe an toàn và tiết kiệm nhiên liệu:
- Duy trì cấp số và vòng tua động cơ hợp lý, tránh để xe hoạt động ở cấp số thấp và vòng tua cao kéo dài. Với xe sử dụng hộp số tự động, người lái có thể sử dụng phương pháp “mồi số”. Tức là khi xe đạt tốc độ hợp lý để lên số thì có thể “nhử” bằng cách nhả nhẹ chân ga rồi nhấn trở lại. Lý do là xe số tự động thường tăng cấp số trễ khiến vòng tua động cơ lên cao dẫn đến tiêu hao nhiên liệu lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến mức tiệu thụ nhiên liệu giữa xe trang bị hộp số tự động và hộp số sàn khác nhau theo cách điều khiển thông thường.
- Tránh tăng/giảm tốc độ đột ngột, cố gắng duy trì tốc độ đều. Điều này cũng đồng nghĩa tránh đạp thốc ga và hạn chế sử dụng phanh. Nếu vận hành trên đường quốc lộ thông thoáng, tốc độ tối ưu nên duy trì là ở khoảng 60-80 km/h. Bởi lẽ, mỗi lần tăng ga đột ngột hoặc phanh gấp có thể khiến mức tiêu thụ nhiên liệu lên rất cao. Tận dụng cách lái này cũng an toàn hơn khi người lái có thể duy trì khoảng cách hợp lý với xe phía trước.
- Cố gắng lợi dụng quán tính của xe. Chẳng hạn, nếu xe đang ở tốc độ 50-60 km/h, khi còn cách điểm buộc phải dừng xe khoảng 50 mét, người điều khiển có thể nhả chân ga để lợi dụng quán tính. Sai lầm thường gặp của nhiều người là duy trì chân ga đến sát điểm dừng rồi thực hiện hãm phanh, cả 2 hành động này đều khiến xe tiêu hao nhiên liệu lớn.
- Tránh lãng phí năng lượng, ví dụ như nổ máy khi dừng xe lâu hay mở cửa xe khi bật điều hòa không khí. Đây cũng là lý do mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, các hãng sản xuất ôtô thường trang bị công nghệ ngắt động cơ tạm thời.
Mới đây, Honda Việt Nam đã tổ chức một cuộc thi nhỏ lấy tiêu chí “vui là chính”. Sau đó, kết quả đạt được từ cuộc thi này vô hình trung đã làm dấy lên một cuộc tranh luận khá gay gắt bởi hai con số bị xem là “sốc”.
Cụ thể, cuộc thi được thực hiện với 18 người lái, trong đó có 9 khách hàng và 9 phóng viên chuyên viết về ôtô, xe máy. Xe sử dụng cho cuộc thi gồm CR-V 2.0 lít và CR-V 2.4 lít, City 1.5MT (số sàn) và City 1.5AT (số tự động).
Qua quãng đường khoảng 150 km từ Hà Nội đến thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) với hai loại hình đường chủ yếu là đô thị và cao tốc. Kết quả, nhóm xe City 1.5MT đạt mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình 5,096 lít/100 km, nhóm xe City 1.5AT đạt mức 4,693 lít/100 km, nhóm xe CR-V 2.0L đạt mức 4,457 lít/100 km và nhóm xe CR-V 2.4L đạt mức 4,866 lít/100 km.
Điểm gây tranh cãi là có hai mức tiêu thụ nhiên liệu được một số thành viên diễn đàn Otofun.net đánh giá là "không tưởng": chiếc City 1.5AT do khách hàng Phạm Tiến Dũng điều khiển đạt mức tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất là 3,748 lít/100 km và chiếc CR-V 2.0L do phóng viên VnEconomy điều khiển đạt mức 3,695 lít/100 km.
Kết quả thi lái xe tiết kiệm nhiên liệu do Honda Việt Nam thực hiện 11/2013 | |||
Mẫu xe (số xe thi) | Quãng đường | Tiêu thụ nhiên liệu | Trung bình |
City AT (6 xe) | 150 km | 7,05 lít | 4,7 lít100 km |
City MT (3 xe) | 153,2 km | 7,81 lít | 5,09 lít100 km |
CR-V 2.0 (4 xe) | 149,3 km | 6,65 lít | 4,45 lít100 km |
CR-V 2.4 (4 xe) | 147.4 km | 7,17 lít | 4,86 lít100 km |
Theo đại diện Honda Việt Nam, do cuộc thi cũng chỉ lấy tiêu chí “vui vẻ” làm đầu nên các con số có thể sẽ không hoàn toàn chính xác, nhất là về cách đo nhiên liệu bằng việc đổ xăng đầy bình chứa tại điểm xuất phát và điểm đích; thứ hai, cuộc thi hướng đến việc lái xe tiết kiệm nhiên liệu chứ không phải cố gắng tìm ra mức tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất cho từng mẫu xe.
Vấn đề đặt ra là tại sao lại có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp như vậy, và tại sao lại có sự chênh lệch khá lớn giữa những người điều khiển khác nhau?
Sự khác biệt đáng kể, theo quan điểm người viết, là do “thi thố” nên mỗi người cầm lái đều vận dụng mọi khả năng, kiến thức và kỹ năng của mình, thậm chí là lợi dụng ngoại cảnh để cố gắng làm sao xe đạt mức tiêu thụ nhiên liệu tốt nhất.
Ở đây còn có yếu tố may mắn khi người lái gặp thời điểm giao thông ùn tắc hay thông thoáng. Cách lái xe này khác hẳn với cách lái xe thông thường ngay với một người điều khiển. Chưa kể, ở hai mẫu xe Honda City và CR-V còn được trang bị công nghệ tiết kiệm nhiên liệu Eco, khi bật chế độ này, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe có thể tăng thêm trên dưới 20%.
Tại các chương trình huấn luyện kỹ năng lái xe, đại diện một số hãng ôtô cho biết khoảng cách về mức tiêu thụ nhiên liệu giữa việc lái xe “thả cửa” và lái xe tiết kiệm nhiên liệu đúng cách có thể lên đến trên dưới 40%.
Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản có thể tham khảo được phóng viên VnEconomy ghi lại và tổng hợp từ các chương trình huấn luyện kỹ năng lái xe an toàn và tiết kiệm nhiên liệu:
- Duy trì cấp số và vòng tua động cơ hợp lý, tránh để xe hoạt động ở cấp số thấp và vòng tua cao kéo dài. Với xe sử dụng hộp số tự động, người lái có thể sử dụng phương pháp “mồi số”. Tức là khi xe đạt tốc độ hợp lý để lên số thì có thể “nhử” bằng cách nhả nhẹ chân ga rồi nhấn trở lại. Lý do là xe số tự động thường tăng cấp số trễ khiến vòng tua động cơ lên cao dẫn đến tiêu hao nhiên liệu lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến mức tiệu thụ nhiên liệu giữa xe trang bị hộp số tự động và hộp số sàn khác nhau theo cách điều khiển thông thường.
- Tránh tăng/giảm tốc độ đột ngột, cố gắng duy trì tốc độ đều. Điều này cũng đồng nghĩa tránh đạp thốc ga và hạn chế sử dụng phanh. Nếu vận hành trên đường quốc lộ thông thoáng, tốc độ tối ưu nên duy trì là ở khoảng 60-80 km/h. Bởi lẽ, mỗi lần tăng ga đột ngột hoặc phanh gấp có thể khiến mức tiêu thụ nhiên liệu lên rất cao. Tận dụng cách lái này cũng an toàn hơn khi người lái có thể duy trì khoảng cách hợp lý với xe phía trước.
- Cố gắng lợi dụng quán tính của xe. Chẳng hạn, nếu xe đang ở tốc độ 50-60 km/h, khi còn cách điểm buộc phải dừng xe khoảng 50 mét, người điều khiển có thể nhả chân ga để lợi dụng quán tính. Sai lầm thường gặp của nhiều người là duy trì chân ga đến sát điểm dừng rồi thực hiện hãm phanh, cả 2 hành động này đều khiến xe tiêu hao nhiên liệu lớn.
- Tránh lãng phí năng lượng, ví dụ như nổ máy khi dừng xe lâu hay mở cửa xe khi bật điều hòa không khí. Đây cũng là lý do mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, các hãng sản xuất ôtô thường trang bị công nghệ ngắt động cơ tạm thời.