VAMM, bước đi mới của “ngũ đại gia” xe máy Việt

An Nhi
Honda giữ vai trò chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), nhiệm kỳ đầu tiên
Đại diện 5 hãng xe thành viên sáng lập VAMM ra mắt hiệp hội.<br>
Đại diện 5 hãng xe thành viên sáng lập VAMM ra mắt hiệp hội.<br>
Ngày 19/2, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đã công bố thành lập và chính thức đi vào hoạt động, theo Quyết định số 996/QĐ-BNV ngày 26/8/2013 của Bộ Nội vụ.

5 thành viên sáng lập của VAMM gồm Công ty Honda Việt Nam, Công ty TNHH Piaggio Việt Nam, Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, Công ty TNHH Việt Nam Suzuki và Công ty SYM Việt Nam. Trong đó, Honda giữ vai trò chủ tịch hiệp hội nhiệm kỳ đầu tiên.

Bản thông cáo do VAMM phát đi cho biết, mục tiêu của hiệp hội là xây dựng một diễn đàn kết nối các doanh nghiệp sản xuất xe máy tại Việt Nam, áp dụng công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, chế tạo những sản phẩm chất lượng cao, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các thành viên, kết nối các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước để đóng góp những ý kiến quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam…

Trước đây, các doanh nghiệp xe máy cũng đã có một tổ chức tương tự VAMM là Hiệp hội Xe đạp - Xe máy Việt Nam. Tuy nhiên, tổ chức này đã hoạt động không hiệu quả sau nhiều năm tồn tại. Do vậy, có thể nói sự ra đời của VAMM chính là một bước ngoặt mới của ngành công nghiệp xe máy.

Hiện tại, Việt Nam đang là thị trường xe máy lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Theo thống kê, tổng sản lượng bán hàng của toàn ngành năm 2013 đạt khoảng 2,8 triệu chiếc. Trong đó, Honda vẫn chiếm thị phần áp đảo với 1,87 triệu xe bán ra trong năm vừa qua, Yamaha đứng thứ 2 với 721.000 chiếc, SYM đạt 500.000 chiếc, Piaggio đạt hơn 56.000 chiếc và Suzuki đạt 50.000 chiếc.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tổng lượng xe máy đăng ký trên toàn quốc đã ở mức 37 triệu chiếc. Đây là một con số bất ngờ, đặc biệt là khi so sánh với mục tiêu khống chế ở mức 36 triệu xe lưu hành vào năm 2020 theo quy hoạch của ngành giao thông vận tải.

Từ thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng thị trường xe máy Việt Nam đã sớm chạm ngưỡng bão hòa nên khả năng mở rộng thị trường nội địa là gần như không thể. Và như vậy, xuất khẩu chính là mục tiêu lớn tiếp theo của công nghiệp xe máy Việt Nam.

Hiện tại, nhiều thành viên trong nhóm “ngũ đại gia” này đã gặt hái thành công đáng kể trong lĩnh vực xuất khẩu, đó là Honda, Piaggio và Yamaha với kim ngạch hàng chục triệu USD.

Ông Masayuki Igarashi, Chủ tịch VAMM đồng thời là Tổng giám đốc Honda Việt Nam, cho biết hiệp hội cũng đang tính toán để sắp tới có thể tổ chức các kỳ triển lãm xe máy thường niên, tương tự như ngành ôtô với triển lãm Vietnam Motor Show.

Tin mới

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Tay ngang làm ô tô, “ngựa ô” Xiaomi chỉ mất 9 tháng đạt doanh số gây bất ngờ

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi được biết đến là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới đã tạo ra tác động đáng kể đến thị trường xe điện (EV) thời gian qua. Xiaomi đã vượt qua mục tiêu bán hàng đầy tham vọng vào năm 2024 là 130.000 xe chỉ trong vòng 9 tháng. Mẫu xe điện đầu tiên của công ty, SU7, ra mắt vào tháng 3, là nền tảng cho thành công này dù vướng phải nhiều tranh cãi.
Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Từ 1/1/2025 tăng nặng các mức xử phạt với tài xế “lái ẩu”

Theo Nghị định số 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thay thế cho Nghị định 100 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123), quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao so với hiện tại.